DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường hợp nào giáo viên phải và không phải nâng chuẩn trình độ?

trình độ giáo viên

Nâng chuẩn trình độ giáo viên

Luật giáo dục 2019 quy định giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, THCS, THPT có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dướng nghiệp vụ sư phạm.

Trường hợp nào giáo viên phải nâng chuẩn trình độ?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP thì đối tượng thực hiện nâng tình độ chuẩn được đào tạo như sau:

“1. Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

2. Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

3. Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.”

Như vậy, theo quy định bộ phận giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn nhưng không đủ số năm công tác theo quy định để tham gia lộ trình nâng chuẩn sẽ thuộc đối tượng của Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT, cụ thể gồm:

- Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

- Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn đủ 8 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, không còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định. 

- Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên đến năm 2031

Theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định 71/2020/NĐ-CP, lộ trình thực hiện nâng trình độ đào tạo như sau:

Giai đoạn 1: từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025

- Bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;

- Bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;

- Bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030

- Thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.

- Thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

  •  976
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…