DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường hợp nào được miễn đóng đoàn phí công đoàn?

Đoàn phí công đoàn là một trong những khoản thu trực tiếp góp phần duy trì hoạt động của công đoàn tại các cơ quan, tổ chức. Do đó, người lao động (NLĐ) khi tham gia công đoàn nhằm đảm bảo quyền lợi của mình khi được công đoàn hỗ trợ thì phải đóng phí công đoàn theo quy định.
 
Dù vậy, trong một số trường hợp nhất định khi NLĐ đang gặp khó khăn về tài chính thì họ có được miễn đóng đoàn phí công đoàn hay không?
 
truong-hop-nao-duoc-mien-dong-doan-phi-cong-doan
 
1. Tiền công đoàn được thu từ đâu?
 
Tài chính công đoàn là khoản thu chính của công đoàn tại cơ sở lao động nhằm thực hiện các công việc của công đoàn, trả phí cho lãnh đạo công đoàn và hỗ trợ người tham gia công đoàn. 
 
Căn cứ Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau:
 
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
 
- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ.
 
- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.
 
- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
 
Theo đó, phí đoàn viên công đoàn đóng cho công đoàn theo Điều lệ được xem là một trong những phần thu chính cho công đoàn.
 
2. Đối tượng, mức đóng đoàn phí công đoàn
 
Căn cứ Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ 2016 quy định đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí được quy định như sau:
 
(1) Đoàn viên ở cơ quan nhà nước: 
 
Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
 
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. 
 
Khi tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về BHXH.
 
(2) Đoàn viên ở doanh nghiệp nhà nước 
 
Cụ thể, mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
 
(3) Đoàn viên ở doanh nghiệp ngoài nhà nước 
 
Đối với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định, Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: 
 
Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước
 
(4) Đoàn viên tại các công đoàn cơ sở tại mục (2) và mục (3) 
 
Được thu đoàn phí công đoàn của đoàn viên hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh hoặc quy định mức thu cao hơn 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nếu được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mở rộng đồng ý bằng Nghị quyết, có văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở. 
 
Tiền đoàn phí công đoàn phần thu tăng thêm so với quy định tại mục (2) và mục (3) được để lại 100% cho công đoàn cơ sở bổ sung chi hoạt động theo đúng quy định.
 
Khi báo cáo quyết toán, công đoàn cơ sở phải tách riêng số tiền đoàn phí công đoàn tăng thêm theo mẫu quy định để có cơ sở tính số phải nộp về cấp trên.
 
(5) Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn
 
Đối với đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí.
 
Thì đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng BHXH: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
 
Trường hợp đặc biệt, đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
 
3. Phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí
 
Đoàn viên công đoàn có thể đóng đoàn phí bằng nhiều cách thức khác tuy nhiên để đảm bảo khách quan việc đóng đoàn phí công đoàn cần căn cứ theo khoản 1 Điều 24Quyết định 1908/QĐ-TLĐ 2016 như sau:
 
Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
 
Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. 
 
Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
 
Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
 
Như vậy, trường hợp đoàn viên công đoàn đang hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên thì không phải đóng đoàn phí. Ngoài ra, đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
  •  1280
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…