DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trơ cảm xúc: từ góc nhìn cuộc sống đến pháp luật

Kì thi Văn vừa kết thúc vào sáng hôm qua (02/7/2015), đọc đến cái đoạn đề “Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là trơ cảm xúc…” mình rất tâm đắc vì phản ánh đúng với thực tế của không ít các bạn trẻ hiện nay. Có điều phần này có cần thiết phải cho ra quá nhiều câu hỏi không hay chỉ nên cho các bạn viết một đoạn nghị luận ngắn để các bạn có để dàn trải con người mình trong bài thi?

Hồi thời mình thi lớp 9 hay lớp 12 gì đó, đã có những câu đại loại là viết về chứng vô cảm của không ít bạn trẻ rồi, cũng không phải mới mẻ gì.

Không rõ chứng trơ cảm xúc này xuất hiện từ khi nào, nhưng mình nghĩ có từ thời mà công nghệ thông tin bắt đầu phát triển, càng phát triển mạnh lại càng mang cho con người nhiều về lợi ích vật chất, thế còn tinh thần thì sao?

Nhiều lần tụ tập với đám bạn trong các quán cà phê mình bắt gặp các đôi tình nhân vào quán cà phê, không phải là để nói chuyện, tâm sự…mà 2 người vào quán chỉ để gọi 2 ly nước rồi mỗi người đều cầm 1 cái smartphone, bấm bấm cái gì đó, có khi 2 người nói chuyện với nhau thông qua cái bấm bấm đó, vậy tại sao các bạn không nói chuyện bên ngoài đời thực nhỉ?

Chưa kể, nhiều gia đình về nhà, thay vì sum vầy gia đình nói chuyện, ăn cơm và chia sẻ những gì trong ngày mình gặp phải – cảm giác sẽ rất là ấm cúng, thay vì mỗi người 1 chén cơm với mỗi cái smartphone.

Sử dụng smartphone hay máy tính để chat chit nhiều đâu phải là tốt, có lần mình từng đọc bài báo, lâu quá rồi không nhớ rõ, nhưng đại loại câu chuyện kể về một anh bạn sử dụng quá nhiều máy tính để chat chit đến nỗi anh ta mắc 1 chứng bệnh, không thẻ nói trực tiếp bên ngoài hay còn gọi là “face to face” đó các bạn, mỗi lần anh ta muốn nói chuyện gì với bạn, với mẹ..anh ta đều phải vào phòng và bật máy tính lên để chat.

Điều đó cho thấy cái gì sử dụng nhiều không phải là tốt mặc dù nó mang lại lợi ích không nhỏ cho sự phát triển kinh tế hiện nay.

Chứng trơ cảm xúc này bị dư luận và xã hội lên án mạnh mẽ trong thực tế hiện nay, thế nhưng pháp luật có điều chỉnh hay xử phạt với hành vi này. Xin thưa là có!

Đó là trường hợp thực tế xảy ra nhiều ở thời điểm hiện nay, khi trong lòng nhiều người chỉ có FACEBOOK. Gặp 1 tình huống cần phải ra tay để cứu người, thì thay vì vậy, lại dùng smartphone chụp hình đăng lên để câu like, câu view hoặc là hôi của…rất nhiều thứ lợi dụng từ việc người khác gặp nạn.

Trường hợp này, theo Bộ luật hình sự 1999, người không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm sẽ bị phạt từ cảnh cáo đến phạt tù 02 năm theo Điều 102.

Thiết nghĩ, các nhà lập pháp vẫn đang trong thời gian lấy ý kiến tổng hợp để cho ra Bộ luật hình sự mới hoàn chỉnh hơn, thì chúng ta có nên đề xuất phạt nặng hơn với trường hợp này để ngăn chặn, răn đe với hành vi này?

 

  •  5674
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…