DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trình tự, thủ tục đăng ký tạm trú

Trong trường hợp người dân rời nơi ở thường trú được ghi trên sổ hộ khẩu để tạm trú trong khoản thời gian nhất định tại các tỉnh thành khác có thể là đi học, làm việc,... Thì bắt buộc phải đăng ký tạm trú. 
 
Việc đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Vậy, đăng ký tạm phải thực hiện khi nào? Thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện ra sai?
 
trinh-tu-thu-tuc-dang-ky-tam-tru
 
Tạm trú là gì?
 
Hiện nay, hiện hành cũng có quy định về tạm trú được giải thích là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Điều này quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020.
 
Để giải thích rõ hơn thì tạm trú là việc công dân tạm sinh sống để lao động, học tập trong một khoản thời gian nhất định ở một nơi khác ngoài phạm vi nơi đăng ký thường trú.
 
Khi nào công dân phải đăng ký tạm trú?
 
Khi tạm trú sinh sống tại nơi khác công dân cần lưu ý các thời điểm cần thực đăng ký theo đúng thời gian quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020. Theo đó, quy định thực hiện việc đăng ký tạm trú như sau:
 
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 
 
Tức là công dân phải xác định được khoảng thời gian tạm trú của mình, nếu thời gian công tác, học tập hay mục đích khác có thời gian dưới 01 tháng thì không cần phải đăng ký tạm trú.
 
Mỗi sổ tạm trú được cấp có thời hạn tối đa là 02 năm, sau thời gian này nếu muốn tiếp tục tạm trú có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
 
Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 như đất đã có trong quy hoạch, đất bị thu hồi, chỗ ở là nhà ở sắp bị dỡ bỏ, đất lấn chiếm,... Theo quy định của pháp luật không được tạm trú tại các khu vực này.
 
Thủ tục đăng ký tạm trú
 
Sau khi xác định được thời gian tạm trú, công dân cần thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại nơi ở mới. Cụ thể, theo Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định công dân chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú như sau:
 
Công dân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
 
(1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
 
(2) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
 
Sau đó, người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
 
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
 
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
 
Lệ phí đăng ký tạm trú
 
Hiện nay, mức đóng lệ phí đăng ký tạm trú chưa được quy định cụ thể mà sẽ được cơ quan chính quyền địa phương nơi tạm trú quy định. Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC) quy định thẩm quyền quyết định lệ phí đăng ký cư trú thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Theo đó, lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người, gia hạn tạm trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú. 
 
Việc đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách thì lệ phí đăng ký được tính với từng cá nhân như đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú cho một người.
 
Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại cơ quan đăng ký cư trú thuộc thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.
 
Như vậy, theo quy định trên thì phí đăng ký tạm trú sẽ tùy thuộc vào Hội đồng nhân dân các tỉnh thành quy định. Hiện nay đăng ký tạm trú mới tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh tại các quận là 15.000 đồng, tại khu vực khác là 8.000 đồng.
 
Trên đây, tổng hợp các thông tin về tạm trú, thủ tục và lệ phí đăng ký tạm trú dành cho công dân trong trường hợp di chuyển đến nơi địa phương khác nhằm học tập, công tác trong khoảng thời gian dài.
  •  260
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…