DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trích dẫn tác phẩm, viện dẫn VBHC như thế nào cho đúng luật?

Trích dẫn hay viện dẫn là hai thao tác thường được nhiều người sử dụng nhằm làm dẫn chứng hoặc tái tạo điều đã được chứng minh để tăng tính thuyết phục cho bài viết, bài diễn thuyết hoặc lập luận của mình.

*Định nghĩa

- Trích dẫn là sự tái tạo chính xác một đoạn văn bản mà không có sửa chữa gì, phân biệt với đoạn văn bản xung quanh bằng dấu trích dẫn hoặc các yếu tố định dạng, dựa theo một nguồn đáng tin cậy

- Viện dẫn là hiểu nôm na là đưa ra, dẫn ra để minh hoạ hoặc làm chỗ dựa cho lập luận

Trích dẫn tác phẩm, viện dẫn VBHC như thế nào cho đúng luật

*Trích dẫn, viện dẫn như thế nào cho đúng luật

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả được phát sinh ngay khi tác phẩm ấy được sáng tạo ra; không cần biết tác phẩm ấy có đăng ký quyền tác giả hay chưa

- Bên cạnh đó, Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định nghiêm cấm sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trừ trường hợp cho mục đích nghiên cứu và giảng dạy cá nhân; vì vậy trích dẫn như thế nào để không vi phạm các quy định về pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như không làm sai lệch đi hàm ý của tác giả chính là vấn đề mấu chốt

- Việc sử dụng từ trích dẫn hoặc viện dẫn cho chính xác phụ thuộc vào từng ngữ cảnh và tình huống cụ thể.

- Bảng tóm tắt nội dung sau đây sẽ nêu rõ những trường hợp trích dẫn, viện dẫn thông dụng:

 

Thực hiện đúng quy định

như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Viện dẫn văn bản hành chính

- Văn bản hành chính không phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả nên do đó việc viện dẫn các văn bản hành chính chỉ cần đảm bảo đầy đủ thông tin về văn bản và trích yếu nội dung văn bản để người đọc nắm được văn bản đang được đề cập đến là văn bản nào.

- Trường hợp viện dẫn nội dung trong văn bản cần đảm bảo tính chính xác của nội dung.

>>>Xem chi tiết hướng dẫn trường hợp viện dẫn QĐPL trong VBHC TẠI ĐÂY

Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Trích dẫn tác phẩm

- Điều kiện để trích dẫn tác phẩm hợp lý:

1. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình.

2. Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.

*Lưu ý: Khi trích dẫn tác phẩm phải chú ý:

- Không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

- Không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

- Nếu trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường thì không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại.

Ví dụ:

- Theo Bùi Xuân An (1996) niềm tin đóng vai trò quan trọng trong giao dịch

- Có nhiều loại mô hình thủy lợi được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (trích trong nghiên cứu của Nguyễn Nhật Tuân, 1996)

Điều 23 Nghị định 22/2018/NĐ-CP; Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009; Luật sở hữu trí tuệ 2005

 

Trường hợp cung cấp thêm: Trích dẫn bài báo, tác phẩm nhưng không có tên tác giả

Về nguyên tắc khi trích dẫn sẽ được áp dụng tương tự theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

Tuy nhiên, để đảm bảo nội dung trích dẫn hợp lý cũng như bảo đảm quyền tác giả trong trường hợp này (dù không biết tên tác giả) thì vẫn nên thê hiện đầy đủ thông tin khi trích dẫn.

Ví dụ:

- Tên báo (chứa nội dung trích dẫn) + tên bài báo + vị trí trang báo + ngày phát hành

Trường hợp cung cấp thêm: Trích dẫn nguồn thông tin điện tử

Tương tự như hai trường hợp trên, việc trích dẫn nguồn thông tin điện tử cũng nên thể hiện đầy đủ các thông tin để tránh làm phát sinh vi phạm sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Theo Báo Vnexpress, Tây Ninh ghi nhận 2 ca dương tính nCoV + đính kèm link)

Trường hợp trích dẫn tác phẩm của người khác mà gây phương hại đến quyền tác giả (ví dụ như không ghi rõ nguồn khi trích dẫn…) có thể vi phạm quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm; có thể bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

  •  8473
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…