DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

[Tranh chấp, khiếu nại lao động] Cơ quan nào, giải quyết vấn đề gì: Toàn bộ tại đây

Cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại cho NLĐ

Giải quyế tranh chấp, khiếu nại cho NLĐ - Ảnh minh họa

Trong quá trình lao động, khi cảm thấy quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm, người lao động có thể đòi hỏi quyền lợi thông qua việc khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp. Bài viết nêu ra những cá nhân, tổ chức mà người lao động có thể liên hệ khi muốn giải quyết tranh chấp, khiếu nại theo Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021).

Giải quyết Khiếu nại

1. Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân

Khoản 3 Điều 18 BLLĐ 2019 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động với tư cách người sử dụng lao động. Khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh trong quá trình lao động, người lao động có thể trực tiếp trình bày với người sử dụng lao động trước tiên.

2. Công đoàn cơ sở

Khoản 3 Điều 3 BLLĐ 2019 quy định:

“Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.”

Như vậy nếu không thể tự mình trình bài các khiếu nại, công đoàn cơ sở sẽ là tổ chức thay mặt người lao động thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ.

3. Thanh tra lao động

Điều 214 BLLĐ 2019 quy định về Nội dung thanh tra lao động, gồm có:

“Điều 214. Nội dung thanh tra lao động

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.”

Như vậy cơ quan thanh tra lao động của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cũng có thể là nơi người lao động thực hiện việc khiếu nại

4. Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội của địa phương

Hoạt động của các cơ sở lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, người lao động có thể trực tiếp trình bày ý kiến khiếu nại tại đây.

>> Xem thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 1, lần 2 và theo vụ việc tại đây (lưu ý, căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết này áp dụng cho Bộ luật lao động 2012, khi Bộ luật lao động 2019 đi vào hiệu lực sẽ có văn bản thay thế)

Giải quyết tranh chấp:

BLLĐ 2019 quy định những cơ quan sau có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

1. Hòa giải viên lao động: là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. (Điều 184)

2. Hội đồng trọng tài lao động: Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, nhiệm kỳ 5 năm (Điều 185)

3. Tòa án nhân dân: Cơ quan giải quyết các tranh chấp dân sự, lao động, ... cho công dân Việt Nam, tuy nhiên Tòa án không giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

*Lưu ý: 

- Những tranh chấp lao động cá nhân sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết: (Khoản 1 Điều 188)

+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động

+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động

+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại

=> Những tranh chấp lao động cá nhân khác, những tranh chấp tập thể về quyền, tranh chấp tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

- Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã được sửa đổi tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019. 

>> Xem thẩm quyền giải quyết của Tòa đối với các tranh chấp lao động tại đây

Xem chi tiết trình tự, thủ tục và các thông tin liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động tại Chương XIV Bộ luật lao động 2019.

  •  3241
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…