DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trách nhiệm của công ty khi dừng sử dụng lao động nước ngoài

Tình huống đặt ra là công ty mẹ ở Hàn Quốc có cử 1 quản lý người Hàn sang làm việc ở Việt Nam nhưng bây giờ ông ấy có quyết định nghỉ việc ở công ty Việt Nam và về trụ sở Hàn Quốc làm việc. Vậy công ty Việt Nam cần làm gì khi hiện tại chưa làm thủ tục trả Giấy phép lao động với thẻ cư trú?

Liên quan đến vấn đề này, quy định về thu hồi Giấy phép lao động được nêu tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam:
 
"Điều 20. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động
 
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
...
Điều 21. Trình tự thu hồi giấy phép lao động
 
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
...
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động."
 
==> Theo đó,quy định chỉ nêu đơn giản là đơn vị thu hồi GPLĐ trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực (chấm dứt HĐLĐ), sau đó nộp trực tiếp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi. Sau 5 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi công ty. Vì vậy, công ty cần yêu cầu người lao động cung cấp Giấy phép lao động trước khi họ về nước để làm thủ tục trên.
 
Đối với thẻ tạm trú, tại Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành có nêu:
 
"Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh
...
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:
...
e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh."
 
==> Theo đó, khi người lao động về nước tức là đơn vị không còn nhu cầu bảo lãnh cho người này tại Việt Nam nữa. Công ty tiến hành thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc Thẻ tạm trú còn hiệu lực nhưng không tiếp tục bảo lãnh. Về thủ tục thu hồi thẻ thì không có văn bản hướng dẫn cụ thể nên khi thực hiện thông báo thì công ty có thể trao đổi thêm với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh liên quan đến thủ tục tiếp theo sau đó.
  •  782
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…