DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trách nhiệm bồi thường của người thi hành công vụ gây ra oan sai

Thời gian gần đây, Nhà nước đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để bồi thường cho người bị oan sai do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Tiêu biểu gần đây là vụ của ông Hàn Đức Long, mức bồi thường vì gây ra oan sai ông Long muốn được bồi thường lên đến 20 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, số tiền thu hồi nộp vào ngân sách từ trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây ra oan sai chằng là bao nhiêu, thậm chí là không thể thu hồi vì người thi hành công vụ không có khả năng chi trả hoặc cho rằng thỏa thuận bồi thường là không hợp lý. 
Xét về khách quan, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây ra oan sai như quy định pháp luật chưa chặt chẽ, còn có sự ưu ái đối với người thi hành công vụ... Thêm vào đó là sự thờ ơ, thiếu quyết liệt của các cơ quan, tổ chức.
 
Mặt khác, theo khoàn 2 điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 quy định việc giải quyết bồi thường được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Vậy nên, không có mặt người gây ra oan sai, liên quan gây ra oan sai trong buổi thỏa thuận đó. Sau đó mới xác định trách nhiệm của những người liên quan gây oan sai để tiến hành thu hồi số tiền đã bồi thường nộp lại ngân sách.
Bởi việc thỏa thuận thật sự rất quan trọng, cần thiết vì những khoản bồi thường không có quy định một mức cụ thể, nhất định nên không thể nào chính xác để bù đắp tổn thất về vật chất, tinh thần của người bị oan sai.Vì vậy, mọi khoản bồi thường chỉ có thể căn cứ trên sự thỏa thuận giữa người gây ra oan sai và người bị oan sai. Pháp luật lại không quy định 2 đối tượng này được trực tiêp thỏa thuận với nhau. 
 
Chính điều này đã gây ra phản ứng, không đồng tình của những người gây ra thiệt hại trong việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Mà không đồng tình thì không trả, mà không trả thì tiền bồi thường từ đâu ra để chi trả? Không chi trả cho người bị oan sai mặc dù đã thỏa thuận hay lấy từ tiền thuế của người dân để chi trả?
 
Mình thấy xét xử gây ra oan sai là không thể tránh khỏi, chỉ có ít hay nhiều thôi. Hạn chế tối đa vẫn là tốt nhất nhưng nếu chẳng may gây ra thì nên có biện pháp xử lý ổn thỏa, hài hòa để cân bằng lợi ích của đôi bên nên theo mình, pháp luật nên quy định cho người thi hành công vụ gây ra oan sai và người bị oan sai có thể trực tiếp thỏa thuận với nhau. Nhưng trên hết vẫn là khắc phục những lỗ hỏng của pháp luật. Các bạn thấy vấn đề này như thế nào? Mọi người cùng nhau góp ý nhé!!!
  •  5067
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…