DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trả hết nợ vẫn bị truy tố

         Dù đã chủ động và tự nguyện đem tài sản ra trả nợ trước khi khởi tố vụ án, bị cáo vẫn bị buộc tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” 

Mới đây, TAND tỉnh Đồng Tháp mở phiên tòa xét xử bị cáo Phan Ngọc Nu (SN 1976, ngụ TP Cao Lãnh) can tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, sau gần 4 giờ xét hỏi, HĐXX đã hoãn phiên tòa vì còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Lúng túng trong việc định tội

Trước đó, theo bản kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Tháp, Phan Ngọc Nu đã dùng thủ đoạn gian dối “vay mượn tiền để mua tài sản nhưng không đứng tên chủ sở hữu mà để cho anh em trong gia đình đứng tên. Đến khi không còn khả năng chi trả thì lấy tài sản giá trị thấp thỏa thuận giao cho các chủ nợ cao hơn giá trị thật để cấn trừ nợ…”. Chưa nói đến việc các hành vi trên có phải là thủ đoạn gian dối hay không nhưng việc “để anh em trong gia đình đứng tên tài sản” hay “lấy tài sản giá trị thấp, giao cho các chủ nợ cao hơn giá trị thật để cấn trừ nợ” là những hành vi xảy ra sau khi Phan Ngọc Nu đã vay tiền.

Trong khi đó, đặc trưng cơ bản của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản. Cũng cho rằng hành vi của Phan Ngọc Nu đủ yếu tố cấu thành tội phạm song cáo trạng của VKSND tỉnh Đồng Tháp lại cho rằng thủ đoạn gian dối của Phan Ngọc Nu là “nói dối vay tiền để làm ăn và cho vay đáo nợ ngân hàng”. Nhận định này không đúng với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

Trong quá trình điều tra, Phan Ngọc Nu luôn khẳng định sử dụng phần lớn số tiền vay để kinh doanh nhà đất, sau đó dùng các tài sản nhà đất này để trả cho những người đã cho vay trước đó. Như vậy, việc vay tiền để kinh doanh, làm ăn là hoàn toàn có thật, không phải “nói dối” hay “dùng thủ đoạn gian dối”. Hình sự hóa quan hệ dân sự Toàn bộ số tiền (7,8 tỉ đồng) mà cả CQĐT và VKSND tỉnh Đồng Tháp dùng làm căn cứ buộc tội Phan Ngọc Nu tập trung vào 2 nhóm người (cho vay) sau: Nhóm thứ nhất gồm 5 người với tổng số tiền là 5,8 tỉ đồng. Nhóm này, theo hồ sơ vụ án và trên thực tế, bị cáo Nu đã thỏa thuận trả đủ trước khi CQĐT khởi tố vụ án. Việc trả tiền này bao gồm tiền mặt và tiền bán căn nhà của Nu (tài sản mà CQĐT quy kết Nu đã “lấy tài sản giá trị thấp thỏa thuận giao cho các chủ nợ cao hơn giá trị thật để cấn trừ nợ…”). Việc mua bán này diễn ra trên tinh thần tự nguyện của hai bên, có hợp đồng mua bán và được chứng thực bởi phòng công chứng Nhà nước tại địa phương. Nhóm thứ 2, gồm 2 người với tổng số tiền 2 tỉ đồng. Căn cứ vào lời khai của những người này, trong khoảng thời gian từ lúc cho Nu vay đến khi khởi tố vụ án, họ đã nhận tiền lời (lãi suất từ 4,5% đến 6%/tháng) tổng cộng hơn 2 tỉ đồng. Khi không còn khả năng trả lãi nữa, Phan Ngọc Nu đã chủ động trả nợ theo phương thức thỏa thuận cấn trừ tài sản. Theo kết luận của cáo trạng, “trước khi khởi tố vụ án, Phan Ngọc Nu đã thương lượng, khắc phục được cho 4 người với số tiền 5,8 tỉ đồng, còn lại 2 người với số tiền 2 tỉ đồng thì trong giai đoạn điều tra Phan Ngọc Nu và người thân đã chuyển giao tài sản và nộp thêm tiền mặt bồi thường xong…”, “việc giao nhận tài sản cấn trừ nợ là do các bên tự thỏa thuận và đã chuyển quyền sở hữu xong”. 

Như vậy, với thực tế là bị cáo đã trả hết tiền vay, cả CQĐT và VKSND tỉnh Đồng Tháp đều đã lúng túng trong việc buộc Phan Ngọc Nu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đây chính là một điển hình của việc hình sự hóa quan hệ dân sự. Không phạm tội Theo luật sư Nguyễn Mạnh Dũng (Đoàn Luật sư TPHCM), để xác định hành vi phạm tội đối với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt, nhất thiết phải chứng minh có thủ đoạn gian dối và có ý thức chiếm đoạt. Phan Ngọc Nu chủ động và tự nguyện đem tài sản của mình ra trả nợ trước khi khởi tố vụ án và đã trả nợ xong, tức không có ý thức chiếm đoạt tài sản.

Việc CQĐT cũng như VKSND xem thỏa thuận trả nợ giữa các bên là hành vi “khắc phục hậu quả” là có sự nhầm lẫn nghiêm trọng, không phân biệt được vấn đề thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ dân sự với hành vi khắc phục hậu quả trong vụ án hình sự.

Còn theo luật sư Nguyễn Tấn Hải (Đoàn Luật sư TPHCM), cấu thành cơ bản của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điều 139 BLHS được mô tả là: “bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…”. Tức là, chỉ được xem là thủ đoạn gian dối nếu như việc gian dối đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Còn nếu việc gian dối đó không có yếu tố chiếm đoạt thì việc nói dối (nếu có) cũng không phải là thủ đoạn gian dối theo đúng nghĩa của cấu thành cơ bản mà điều luật đã quy định.

Theo: nld.com.vn

  •  4245
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…