DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tổng kiểm toán Nhà nước trở thành cơ quan “siêu quyền lực” tại Luật kiểm toán nhà nước 2015?

Đó là vấn đề đang được tranh cãi tại dự thảo Luật kiểm toán nhà nước 2015 sắp được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 này.

Dự kiến Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 và thay thế Luật kiểm toán nhà nước 2005.

Một số nội dung vẫn còn là vấn đề tranh cãi

1. Thêm đơn vị được kiểm toán

Ngoài các đơn vị quy định tại Luật kiểm toán nhà nước 2005, bổ sung thêm đối tượng sau:

Phương án 1: Các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế ngoài các đơn vị được kiểm toán quy định trên.

Phương án 2: Các cơ quan quản lý và các đối tượng chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế ngoài các đơn vị được kiểm toán quy định trên.

Việc quy định thêm đối tượng này có vẻ như quá rộng, vì hầu hết trong xã hội hiện nay, mọi người đều phải có nghĩa vụ nộp thuế. Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế là vai trò của cơ quan thuế mà không phải là cơ quan kiểm toán nhà nước, quy định thêm đối tượng này liệu cơ quan kiểm toán nhà nước có lấn sân sang vai trò của cơ quan thuế??

2. Kéo dài thời gian giải quyết kiến nghị với các vụ việc phức tạp

- Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của đơn vị được kiểm toán; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. (trước đây thời hạn này là 45 ngày)

Thủ tục giải quyết các vấn đề kiến nghị ngày càng phải được giải quyết một cách nhanh chóng, việc kéo dài thời gian giải quyết với các vụ việc phức tạp liệu có đi lùi với xu hướng tinh gọn trong các khâu giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong hoạt động hành chính??

3. Quyết định giải quyết kiến nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước là quyết định cuối cùng.

Đây là vấn đề mà rất nhiều đơn vị được kiểm toán tranh cãi, Tổng Kiểm toán Nhà nước có phải là cơ quan “siêu quyền lực” khi đưa ra quy định này.

Việc Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước là quyết định cuối cùng, có giá trị chung thẩm, phải chăng mặc định rằng mọi giải quyết kiến nghị của Tổng Kiểm toán đều đúng? Không cho các đơn vị được kiểm toán quyền khiếu nại khi quyết định giải quyết kiến nghị của Tổng Kiểm toán không đúng hay không thỏa đáng?

Xem thêm dự thảo Luật kiểm toán nhà nước 2015 tại đây.

  •  5387
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…