DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tổng hợp tình hình ký kết các Hiệp định thương mại tự do

fta

 

Đầu tiên, mình xin tập trung vào trình bày các vấn đề liên quan đến RCEP, vì đây được xem như là một "đối trọng" với TPP, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế thế giới không thua kém TPP

TÓM TẮT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA RCEP

VÀ ẢNH HƯỞNG LÊN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

(đang đàm phán)

Bối cảnh hình thành

- Chính thức khởi động vào năm 2012, RCEP là một hiệp định tham vọng nhằm hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 6 đối tác khu vực đã ký các FTA với ASEAN. RCEP cũng phù hợp với quan điểm của Việt Nam là theo đuổi hội nhập kinh tế sâu rộng hơn gắn liền với những cải cách trong nước mạnh dạn và toàn diện hơn.

- Mặc dù có sự kỳ vọng về tiến độ đạt được, Vòng Đàm phán Đôha tới này dường như tiến triển rất chậm chạp. Giải pháp thay thế cho vấn đề này là việc đàm phán các hiệp định FTA khu vực rộng lớn hơn đang là một xu hướng phát triển lớn mới, nhất là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được thúc đẩy bởi cuộc đua nhằm đạt được những tiêu chuẩn FTA cao hơn và nhu cầu hội nhập khu vực mạnh mẽ hơn hướng tới hỗ trợ các chuỗi giá trị hoàn thiện hơn. Các nỗ lực đáng lưu ý ở đây là RCEP và TPP - có chung một số điểm tương đồng cũng như cho thấy những khác biệt lớn. Tuy nhiên, cả RCEP và TPP đều hướng tới một thỏa thuận hội nhập kinh tế rộng lớn hơn tại châu Á-Thái Bình Dương.

Tình hình đàm phán

- Vì quá trình đàm phán RCEP còn ở giai đoạn đầu, khó có thể dự đoán nội dung của những vấn đề đáng quan tâm liên quan đến các yếu tố nêu trên cũng như chưa chắc chắc được về cấu trúc và tư cách thành viên của RCEP. Việc hiện thực hóa các lợi ích của RCEP phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết một số thách thức trong giai đoạn đàm phán, bao gồm cách thức khắc phục những rủi ro phát sinh từ các đối tác đàm phán có trình độ phát triển khác nhau và có lợi ích cũng như mối quan tâm khác nhau đối với việc mở cửa nhanh thị trường nội địa. Với nguyên tắc chỉ đạo, các nước thành viên RCEP cần có một định hướng “nhượng bộ chung” trong phạm vi khung thời gian hợp lý, có xét đến tình hình phát triển cụ thể của từng thành viên.

Ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam

- Tương tự như các FTA và cam kết hội nhập khác, RCEP sẽ mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam thông qua: (i) hình thành sự tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác (cả nước phát triển và đang phát triển) với sự đa dạng về nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ; (ii) mở cửa để nhập hàng hóa rẻ hơn (nhất là đầu vào cho sản xuất (như thép của Trung Quốc, sản phẩm nhựa của Hàn Quốc và Nhật Bản) và nhập máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại phù hợp); (iii) tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực và tăng cường hợp tác kỹ thuật và vị thế trong giải quyết tranh chấp; và (iv) cắt giảm chi phí giao dịch và được hưởng môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.

- Tuy nhiên, tình hình kinh tế Việt Nam còn cho thấy nhiều bất cập và yếu kém. Trình độ công nghệ chung còn kém, vì thế hạn chế cải thiện vị thế đất nước trong mạng lưới sản xuất của RCEP. Trong khi đó, quy mô sản xuất còn nhỏ; năng suất hạn chế. Trong ngành dịch vụ, việc quản lý chất lượng và rủi ro còn kém xa so với quy định quốc tế. Thương mại của Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số đối tác thương mại lớn cũng như một số sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu, khiến cho đất nước càng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực trước những thay đổi về cung cầu của những thị trường này. Ngoài ra, những hạn chế lớn đối với việc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ (nhất là dịch vụ chuyên ngành) là số lượng, chất lượng và năng lực ngoại ngữ hạn chế, vốn bắt buộc phải có để tham gia thị trường lao động RCEP một cách hiệu quả. Trong khi đó, quá trình tái cấu trúc còn chậm, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên RCEP.

Phân tích CGE cho thấy một số điểm. Nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng cả khi không có hiệp định RCEP. Nếu được thực hiện, RCEP sẽ đóng góp tích cực nhưng không nhiều vào tăng trưởng.

Nguồn: Trung tâm WTO

 

 

  •  13559
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…