DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

[TỔNG HỢP] Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có gì mới?

Chính phủ nhiệm kỳ mới - Minh họa

Thời gian tới, Quốc hội sẽ bước sang khóa XV, đồng nghĩa với việc một nhiệm kỳ mới của Chính phủ sẽ được định hình. Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 đã có hiệu lực từ 1/7/2020, qua bài viết này, xin thông tin đến bạn đọc những điểm mới của Chính phủ nhiệm kỳ sắp tới!

1. Mở rộng phạm vi quyền hạn của Chính phủ

Khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 sửa đổi Điều 23 Luật Tổ chức chính phủ 2015 về Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng.

Ở Khoản 3 Luật Tổ chức chính phủ, Chính phủ chỉ có quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các cơ quan từ trung ương đến địa phương và các cơ quan ngang bộ, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm những cơ quan như:

- Cơ quan thuộc Chính phủ

- Đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Chính phủ có quyền quy định về tổ chức, khung số lượng, tiêu chí thành lập và số lượng biên chế tối thiểu của các cơ quan này)

Ngoài ra, Luật sửa đổi còn bổ sung cho Chính phủ:

- Quyền quy định số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Quyền quyết định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

2. Thay đổi một số quyền hạn của Thủ tướng chính phủ

Ở Điều 28 Luật Tổ chức chính phủ 2015, Thủ tướng có quyền chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức, quyết định phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Từ khóa tiếp theo, Thủ tướng sẽ được thêm quyền thực hiện những công việc trên với đơn vị sự nghiệp công lập.

Thêm vào đó, quyền quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc UBND cấp huyện đã bị bãi bỏ.

3. Thay đổi một số quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Các Khoản 5, 8, 9 Điều 34 Luật tổ chức chính phủ 2015 quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ.

Sau khi sửa đổi, Bộ trưởng, Thủ trưởng sẽ có không còn quyền “cách chức” cán bộ, công chức, viên chức mà đổi thành “cho từ chức”. Đối với cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc, quyền "cách chức" lại đổi thành “cho từ chức”.

4. Một số đơn vị sẽ có nhiều cấp phó hơn

Khoản 2 Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Cơ cấu tổ chức của Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.

Theo quy định mới, từ nhiệm kỳ tiếp theo, ở các đơn vị này vẫn có:

- Không quá 4 cấp phó của người đứng đầu tổng cục

- Không quá 3 cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập

Tuy nhiên, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ còn có quyền cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập, vì vậy sẽ có những cơ quan có nhiều hơn 3 cấp phó, nhưng những cơ quan khác sẽ phải hạn chế bớt số cấp phó!

Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ cập nhật những điểm mới của của Quốc hội khóa XV.

  •  862
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…