DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tòa kinh tế xét xử vụ tranh chấp hợp đồng mua bán rau muống

Chế định hợp đồng Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự 2005, Luật thương mại 2005…chưa thống nhất với nhau.

Trong thực tiễn cũng như khoa học pháp lý có sự phân chia giữa các loại hợp đồng: Dân sự, Thương mại, Xây dựng … dẫn đến hậu quả pháp lý của nó cũng hoàn toàn khác nhau.

Trong bài viết này xin đề cập đến hai loại hợp đồng quen thuộc đó là Dân sự và Thương mại.

Vậy cơ sở nào để xác định một hợp đồng là Dân sự hay Thương mại?

*Theo điều 388 Bộ Luật dân sự 2005 có đưa ra khái niệm: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

*Còn Luật Thương mại 2005 thì không tìm thấy định nghĩa nào về Hợp đồng thương mại. Mà chỉ ghi nhận đối tượng áp dụng Luật này là: thương nhân; tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Đồng thời giải nghĩa “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Từ đó có thể rút ra khái niệm: “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại”.

Như thế đặc trưng để phân biệt hợp đồng thương mại với dân sự là yếu tố sinh lợi. Nếu mục đích của hợp đồng là tiêu dùng thì nó là dân sự, sinh lợi là thương mại. Thoạt đầu tưởng chừng dễ dàng để phân biệt. Tuy nhiên, việc đó thật khó khăn cả về lý luận lẫn thực tiễn.

*Về lý luận:

Sinh lợi gồm lời và lợi ích.

-Lời: là giá trị bằng tiền, vật chất… mang lại

-Lợi ích: là những thứ không chứa đựng dưới dạng vật chất mà phi vật chất, nhưng là động lực để thúc đẩy ta tham gia vào hợp đồng đó.

Suy cho cùng và đến cùng thì mục đích của bất kỳ loại hợp đồng nào cũng là sinh lợi, không bằng tiền cũng bằng lợi ích. Ví dụ 1: Anh A mua ổ bánh mì để ăn, ít nhất nó đã tạo ra một lợi ích về sức khỏe, tạo ra năng lượng để A hoạt động. Thậm chí Anh B mua bó hoa tặng người yêu thì nó cũng tạo cho B một niềm vui tinh thần… Bởi vậy, có thể suy ra hợp đồng giữa A và người bán bánh mì, B với người bán hoa là hợp đồng nhằm mục đích sinh lợi vì vậy đó là hợp đồng thương mại.

*Về thực tiễn:

Trên thực tiễn thì khái niệm Sinh lợi được hiểu với nghĩa hẹp lại, những loại hợp đồng được nêu ở Ví dụ 1 được xem là mục đích tiêu dùng. Khi đó sinh lợi được hiểu là tạo ra một khoản tiền, vật chất dôi lên.

Tuy nhiên rắc rối vẫn có thể phát sinh, nhiều trường hợp mua bó rau muống cũng có thể đưa đơn kiện nhau lên tòa Kinh tế (bởi nó nhằm mục đích sinh lợi). Ví dụ 2: Chị C mua rau muống của chị D và mang ra chợ bán. Rõ ràng mục đích chị C tham gia hợp đồng mua bán ra muống trên là sinh lợi chứ không phải tiêu dùng, nên đây là hợp đồng thương mại.

Như vậy, sẽ có ngày Tòa kinh tế xét xử vụ tranh chấp hợp đồng mua bán rau muống.

*Lời kết:

Rõ ràng ranh giới để phân định hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự là vô cùng mong manh, nên nó tạo cho Tòa án “xử sao cũng được”, cuối cùng hậu quả thì đương sự gánh lấy. Bởi chế định và hậu quả pháp lý từ hợp đồng thương mại và dân sự là hoàn toàn khác nhau, thậm chí là đối nghịch nhau. Trong khi pháp luật là công cụ để định hướng hành vi, mà đương sự không thể xác định hợp đồng mình ký kết là loại hợp đồng gì, áp dụng luật gì, nên rủi ro pháp lý ập đến họ là chuyện thường tình.

Pháp luật không nên phân biệt những thứ không thể phân biệt, sự phân biệt đó chỉ gây khó khăn cho người áp dụng.

  •  10586
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…