DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tòa án xử lý lách luật bằng cách nào?

Lâu rồi hông viết nay lăn tăn viết tí chút xin ý kiến các thành viên Dân Luật một tí.

Chả là cách nay một ngày, có đọc bài viết trên Báo pháp luật TP.HCM, nói về việc Phường, quận ra quyết định sai, bị người dân khởi kiện, trong quá trình tòa thụ lý chờ đưa ra xét xử, thì UBND Phường liên tiếp đưa ra những quyết định sửa đổi, theo đúng từ giới luật hay dùng là để "lách luật"

Bị kiện và ban hành hàng loạt quyết định
 
Ngày 5-8-2014, chủ tịch UBND phường 7 ban hành Quyết định số 117 (tạm gọi là quyết định 1) về việc giải quyết khiếu nại của bà H. Theo đó, chủ tịch UBND phường 7 xác định bà Loan phải tháo dỡ cổng rào đã được chính địa phương này đồng ý cho xây dựng trước đó để trả lại hiện trạng ban đầu là hẻm chung, nếu không sẽ bị cưỡng chế.
 
Ngày 2-12-2014, chủ tịch UBND phường 7 ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định 1 (gọi là quyết định 2). Theo quyết định 2, bà Loan sẽ bị cưỡng chế cổng rào nếu không tự nguyện tháo dỡ.
 
Sau đó, bà Loan khởi kiện hành chính chủ tịch UBND phường 7, yêu cầu TAND quận Bình Thạnh tuyên hủy hai quyết định nói trên vì cho rằng hai quyết định này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi, danh dự của gia đình.
 
Trong khi TAND quận Bình Thạnh đang thụ lý giải quyết vụ án hành chính, ngày 14-7-2016, chủ tịch UBND phường 7 lại ban hành quyết định 3 sửa đổi, điều chỉnh quyết định 1 (quyết định đang bị kiện).
 
Theo đó, quyết định 3 thay cụm từ “nếu bà Loan không tháo dỡ cổng rào thì sẽ bị cưỡng chế” thành “giao cho công chức địa chính xây dựng kiểm tra hiện trạng và tham mưu các thủ tục trình chủ tịch UBND phường 7 xử lý vi phạm theo quy định đối với phần cổng rào trên”…
 
Sau đó vài ngày, chủ tịch UBND phường 7 tiếp tục ban hành quyết định 4 để hủy bỏ quyết định 2 (cũng đang bị kiện). Ngày 25-7, chủ tịch UBND phường 7 lại ra quyết định 5 về việc cưỡng chế cổng rào của bà Loan. Bốn ngày sau, chủ tịch UBND phường 7 lại ra quyết định 6 thu hồi quyết định 5 với lý do chờ cơ quan chức năng giải quyết…

Như luật sư trong bài viết có nêu rằng đây là hợp pháp, và Tòa vẫn xem xét tất cả các quyết định nêu trên. Nhưng sẽ ra sao nếu sau đó UB lại ra quyết định "vi phạm" như ban đầu? Lúc này người dân không lẽ lại xách đơn đi kiện tiếp?

Chủ tịch UBND phường không sai!
 
Tôi cho rằng UBND phường không sai về mặt thẩm quyền và trình tự thủ tục cũng như quy trình ban hành văn bản. Bởi lẽ các quyết định về sau không phải là quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai mà chỉ là sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định đã ban hành. Vì thế, phường không vi phạm về thẩm quyền theo cấp hành chính, vì theo nguyên tắc hành chính thì họ có quyền thu hồi, hủy bỏ hoặc sửa đổi quyết định của mình.
 
Về căn cứ để thực hiện các công việc trên thì trong mỗi quyết định hành chính đều có ghi ở phần đầu và thực tế tùy diễn biến tình hình, việc vận dụng các căn cứ này rất dễ đưa ra.
 
Đã có nhiều vụ các cấp ủy ban lách luật bằng cách khi quyết định hành chính của mình bị kiện thì thường thu hồi hoặc hủy bỏ nhưng sau đó lại ban hành quyết định khác có nội dung tương tự. Có khi họ dùng kỹ thuật khác như căn cứ vào diễn biến mới của sự việc, họ sửa đổi hoặc bổ sung quyết định của mình nhưng bản chất nội dung thì vẫn như cũ. Vụ việc này cũng không là ngoại lệ nhưng về quy trình và thẩm quyền thì không vi phạm.
 
Tuy nhiên, quyền khiếu nại và khởi kiện của người dân đối với các quyết định này thì vẫn được đảm bảo theo luật.
 
Luật sư ĐINH VĂN QUẾ

Không biết mấy anh, chị trong nghề nghĩ phải giải quyết vụ việc này ra sao?

Vì không phải chỉ ở những QĐ về tranh chấp đất, mà trong các quyết định khác liên quan đến điều động công chức, cho thôi việc cũng gặp rất nhiều cái gọi là "lách luật".

 

  •  12547
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…