DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tòa án sai hay điều luật “máy móc”?

1. Dẫn nhập: Vụ án “đòi nợ tiền không cần tính lãi suất”, TAND huyện Châu Thành (Kiên Giang) xác định đây là vụ tranh chấp hợp đồng mượn tài sản, trong khi đó VKSND huyện Châu Thành xác định đây là tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

2. Quy định của pháp luật:

Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:

Điều 178. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Điều 471. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 512. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều 513. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản

Tất cả những vật không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

Nếu căn cứ vào các điều luật trên thì dễ dàng xác định được tiền là vật tiêu hao, vì qua sử dụng một lần thì sẽ mất đi. Nên tiền không thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản mà là đối tượng của hợp đồng vay tài sản.

Như vậy, TAND huyện Châu Thành đã xác định sai.

3. Điều luật “máy móc”?

Rõ ràng, dựa trên quy định của pháp luật thì cách xác định “loại tranh chấp” của TAND huyện Châu Thành là sai, song nếu chúng ta tìm hiểu kỹ lưỡng bản chất của vấn đề thì cách xác định trên sẽ phù hợp với thực tiễn.

Xin tạm gác những khái niệm luật học như: vật tiêu hao; đối tượng hợp đồng; tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu… để chúng ta đề cập đến ngôn ngữ đời thường nhằm dễ hiểu (Bởi pháp luật được sinh ra từ thực tiễn, bàn thực tiễn chính là bàn pháp luật).

Hiểu một cách nôm na đời thường như sau:

* Mượn là mượn cái gì phải trả lại y cái đó.

* Vay là vay cái này phải trả lại cái giống như cái này (tức không phải là cái này).

- Ví dụ 1: A mượn chiếc xe máy của B vào buổi sáng để đi học, đến chiều A trả lại cho B. Đây gọi là A mượn xe máy của B.

- Ví dụ 2: C “mượn” của D 2kg gạo và một tuần sau C trả lại D 2kg gạo. Đây gọi là C vay gạo của D (vì không phải trả lại đúng cái đã “mượn” mà trả lại cái “giống”).

- Ví dụ 3: X “mượn” Y 100.000 đồng và một tuần sau X trả lại Y 100.000 đồng. Đây gọi là vay hay mượn?

Rõ ràng, nếu căn cứ “máy móc” vào Ví dụ 1 và 2 thì gọi là X vay tiền của Y. Song tiền là một đối tượng đặc biệt, chúng ta cần xem xét nó trong một góc độ đặc biệt.

- Thứ nhất, bản thân tiền không có giá trị mà chỉ mang ký hiệu của giá trị

Xin quay lại các khái niệm luật học để làm rõ vấn đề này hơn.

- Thứ hai, khi sử dụng tiền không ai quan tâm đến “tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng”: Đồng tiền mới hay cũ thì cũng có giá trị như nhau (khác với gạo mới gạo cũ), đồng tiền rách vẫn đổi lại được đồng tiền mới để sử dụng (khác với gạo hư không thể đổi gạo tốt), 2 tờ 50.000 đồng bằng 1 tời 100.000 đồng (khác với 2kg gạo loại 2 và 1kg gạo loại 1)…

Như vậy, khi tiền là đối tượng của các loại hợp đồng chúng ta không thể căn cứ vào “tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu” của tiền. Bởi tiền nào cũng như tiền nào, “mượn” bao nhiều trả lại bấy nhiêu, không cần quan tâm “cũ hay mới, đẹp hay xấu, tiền lẻ hay chẵn…” nên không thể gọi tiền là vật tiêu hao.

Vì vậy, tiền có thể là đối tượng của hợp đồng mượn.

  •  15444
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…