DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thuế TNCN khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong công ty TNHH và CTCP

Trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần (CTCP) và công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), việc các thành viên hoặc cổ đông chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần của mình cho người khác là việc diễn ra thường xuyên. Vậy thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong hai loại hình công ty trên khác nhau như thế nào?

(1) Cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần trog CTCP:

Thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần được tính theo công thức sau:

Thuế TNCN = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

Trong đó: Giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC)

(2) Cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC, việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH của thành viên là cá nhân sẽ phải nộp số tiền thuế TNCN được tính như sau:

Thuế TNCN = (Giá chuyển nhượng - Giá mua - Các chi phí có liên quan) x Thuế suất 20%

Trong đó:

- Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.

- Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.

Như vậy, cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong CTCP và công ty TNHH rất khác nhau. Đối với công ty TNHH thì khi tính thu nhập chịu thuế sẽ được trừ cho giá mua và các chi phí có liên quan nhưng lại chịu mức thuế suất cao (20%).

Trong khi đó, khi chuyển nhượng cổ phần, tính thu nhập chịu thuế sẽ không được trừ bất kỳ khoản chi phí nào nhưng lại chịu mức thuế suất thấp hơn nhiều, chỉ 0,1%. Dù vậy nhưng với cách tính này, nếu cổ đông là cá nhân chuyển nhượng cổ phần của mình với giá ngang với mức giá mua hoặc thậm chí là thấp hơn giá mua ban đầu (bị lỗ) thì cổ đông này vẫn phải đóng thuế TNCN vì tiền thuế chỉ tính dựa trên giá chuyển nhượng.

  •  271
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…