DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thuế thu nhập cá nhân với các khoản liên quan

1. Về tiền thưởng dịp trung thu cho NLĐ: về tính chất thì đây cũng là một khoản tiền lương của NLĐ, chịu thuế TNCN như bình thường. Số tiền này sẽ được cộng chung vào tổng lương của NLĐ trong tháng để xác định thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế và số thuế khấu trừ.
 
2. Về tiền khoán chi công tác phí (mà công ty gọi là phụ cấp công tác) thì nếu công ty đã có quy định về khoản chi này, và chi đúng như quy định (số tiền công ty chi trả không vượt quá quy định của công ty) thì số tiền này không chịu thuế TNCN. Khi xác định thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế của NLĐ (khi trả lương) thì phần này sẽ được bỏ ra.
 
3. Đối với NLĐ thử việc thì thuế TNCN thực hiện khấu trừ theo mức 10%:
 
 
Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
 
1. Khấu trừ thuế
 
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
 
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
 
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
 
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
 
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết".
 
4. Về thỏa thuận thực tập: Ở đây cần đánh giá lại nội dung, tính chất của hợp đồng này để làm rõ đây có phải là HĐLĐ hay không, từ đó mới xác định được có phải tham gia BHXH hay không.
 
Còn về mặt quy định chung thì hiện không có quy định về việc "thực tập" mà chỉ có quy định về việc dạy nghề/học việc: công ty nhận cá nhân vào học việc ở công ty để đào tạo họ, nhằm mục đích sau này họ làm việc cho công ty.
 
Nếu như xây dựng hợp đồng tập sự này theo hướng học việc vậy thì đây không phải là đối tượng tham gia BHXH (chỉ người làm việc theo HĐLĐ mới phải tham gia BHXH).
 
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
 
Về thuế TNCN thì nếu như ký HĐ học việc, công ty sẽ phải thực hiện khấu trừ theo mức 10% (như người thử việc). Trường hợp ký theo hướng HĐLĐ (và có tham gia BHXH) thì với mức lương 8 triệu này, thu nhập của NLĐ chưa đến mức khấu trừ thuế TNCN.
 
5. Về việc xác định chi phí (chi phí máy bay) thì cơ sở chính là hóa đơn, chứng từ thanh toán; chỉ khi không có hóa đơn (vì hãng hàng không áp dụng các quy định riêng về hóa đơn) thì khi đó mới cần đến cuống vé, thẻ lên máy bay... 
 
 
  •  3384
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…