DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục nhập khẩu mặt hàng màn hình LED mã code SH8528

1/ Về chính sách hàng hoá:

Màn hình LED là một màn hình hiển thị LED, hoặc màn hình hiển thị tự phát ra ánh sáng mà không cần ánh sáng nền (khác với TV LCD, TV "LED"), là một màn hình phẳng sử dụng điốt phát sáng với 3 màu cơ bản RGB để hiển thị hình ảnh, video . Một bảng (module) hiển thị LED có thể là một màn hình nhỏ hoặc một phần của một màn hình lớn hơn

- Mặt hàng là màn hình LED không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục I, Nghị định 69/2018/NĐ-CP nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác.

- Mặt hàng nhập khẩu có mã HS là 8528 theo Phụ lục Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông theo Quyết định 1421/QĐ-BTTTT nên không cần giấy phép khi nhập khẩu nhưng phải thực hiện việc quản lý chất lượng theo các quy định hiện hành trong kinh doanh, tiêu thụ trong nước (hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật)

2/ Kiểm tra chuyên ngành

Là việc cơ quan chức năng lấy mẫu hàng để kiểm tra xem hàng hóa đó có đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của chuyên ngành hay không.

=> Vậy căn cứ vào danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 1325A/QĐ-BCT về việc ban hành danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của bộ công thương (tại file đính kèm sau) thì mặt hàng màn hình LED thuộc danh mục phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, cụ thể là kiểm tra hiệu suất năng lượng. Nên cần có giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành.

Về giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: anh cần phải chuẩn bị tương ứng về chứng từ, thời gian, chi phí… cho phù hợp, tránh bị động, tính thiếu thời gian, chi phí.

Nếu kết quả kiểm tra là đạt, thì lô hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận. Còn nếu không đạt, thì sẽ bị từ chối cấp chứng nhận và hàng sẽ không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu.

3/ Về thủ tục nhập khẩu:

Thủ tục và hồ sơ hải quan thực hiện theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Khi tiến hành Khai và đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, bên cạnh tờ khai hải quan điện tử đã mở, doanh nhiệp sẽ đính kèm các chứng từ sau đây tùy vào trường hợp nhập khẩu hàng hóa cụ thể:

1. Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Doanh nghiệp không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;

- Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, doanh nghiệp thực hiện Khai trị giá hải quan đối với hàng hóa Nhập khẩu.

2. Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

3. Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

4. Chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên.

5. Tờ khai trị giá mà doanh nghiệp đã gửi đến Hệ thống VNACCS dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy.

6. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

7. Danh mục máy móc, thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi khi khai báo mã số đối với trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, 85 và 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC và trường hợp phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời theo quy định tại Điều 7 và 8 của Thông tư 14/2015/TT-BTC: 01 bản chụp.

8. Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu, Chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác.

9. Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định pháp luật về Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.

Lưu ý: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh (smart phone) và màn hình, máy thu hình IP, dạng LED/OLED có thời hạn kể từ ngày sản xuất đến ngày mở Tờ khai Hải quan không quá 01 năm. Trường hợp quá 01 năm là mặt hàng cũ

  •  18946
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…