DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

THỦ TỤC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

>>> Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân trong việc quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết được việc thực hiện hai quyền này như thế nào. Vì vậy, mình sẽ trình bày thủ tục khiếu nại, tố cáo để các bạn biết và thực hiện tốt nhất quyền này của các bạn.

1. Thủ tục khiếu nại

Hiện nay, mặc dù việc khởi kiện ra Tòa án được rất nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng đối với vụ việc hành chính, các cá nhân, tổ chức vẫn có thể lựa chọn một hình thức khác song song với khởi kiện ra Tòa án, đó là Khiếu nại. Dưới đây là thủ tục khiếu nại chung đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính (Sau đây gọi tắt là QĐHC, HVHC) và thủ tục khiếu nại đối với Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

 

Khiếu nại lần đầu

Khiếu nại lần hai

Luật áp dụng

Luật Khiếu nại 2011

Thẩm quyền

Người đã ra quyết định hành chính;

Cơ quan có người có hành vi hành chính.

Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu

 

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực

Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết

1. QĐHC, HVHC trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; QĐHC, HVHC trong chỉ đạo điều hành của CQHC cấp trên với CQHC cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; QĐHC, HVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

2. QĐHC, HVHC bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;

7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;

9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

Trình tự khiếu nại

1. Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp;

2. Thụ lý giải quyết khiếu nại;

3. Xác minh nội dung khiếu nại;

4. Đối thoại;

5. Ra và gửi quyết định giải quyết khiếu nại;

6. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Hình thức khiếu nại

Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp

Đơn khiếu nại kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan

Thời hiệu khiếu nại

90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính

30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

Vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá 45 ngày

Rút khiếu nại

Bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Hình thức rút: Đơn rút khiếu nại có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại

Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền

Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Vụ việc phức tạp: không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Vụ việc phức tạp: không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá  45 ngày, kể từ ngày thụ lý;

Vụ việc phức tạp: không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý;

Vụ việc phức tạp: không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Thời hạn gửi quyết định giải quyết khiếu nại

Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại

 

Trong vòng 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Chủ thể nhận quyết định giải quyết khiếu nại

Người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

Thời điểm có hiệu lực của Quyết định giải quyết khiếu nại

Sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai.

Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá 45 ngày.

Sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá 45 ngày.

 

Khiếu nại quyết định kỷ luật

Chủ thể khiếu nại

Cán bộ, công chức bị quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định kỷ luật

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định kỷ luật.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Thời hiệu khiếu nại

Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.

Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

 

 

Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc: 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Hình thức khiếu nại

Đơn khiếu nại

Thời hạn thụ lý

Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại

giải quyết khiếu nại

Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Vụ việc phức tạp: không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý

Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại

Sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai

Sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án

Công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống bị kỷ luật buộc thôi việc

 

2. Thủ tục tố cáo

Trong quan hệ xã hội giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước, các hoạt động của người, cơ quan có thẩm quyền vi phạm pháp luật luôn có thể xảy ra. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện quyền tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật đó theo thủ tục sau:

 

Tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn

Luật áp dụng

Luật Tố cáo 2011

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm giải quyết

Cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm

Trình tự giải quyết tố cáo

1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

2. Xác minh nội dung tố cáo;

3. Kết luận nội dung tố cáo;

4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Hình thức tố cáo

Đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp

Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo.

Trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày.

Không thuộc thẩm quyền: chuyển đơn tố cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo.

Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo

a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

Thời hạn giải quyết tố cáo

Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.

Vụ việc phức tạp: 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày.

Xử lý tố cáo

Không vi phạm: thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra.

Đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.

Có vi phạm: áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Có dấu hiệu tội phạm: chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Gửi kết luận nội dung tố cáo

Người bị tố cáo.

Người tố cáo (khi có yêu cầu).

Cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực tiếp.

Tố cáo tiếp

Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.

Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp

Tố cáo có dấu hiệu tội phạm

Trong vòng 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý, xử lý cho cơ quan, tổ chức chuyển tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo biết

Trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp: không quá 60 ngày.

Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;

b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;

c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước liên quan đến tố cáo

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước đối với tố cáo thuộc phạm vi quản lý được giao

Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết.

Tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Trình tự, thủ tục giải quyết

Tương tự như tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; trừ trường hợp có thể xử lý ngày theo Điều 33 Luật Tố cáo.

 

  •  40779
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…