DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục giải quyết chính sách đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh

I- Công nhận lần đầu đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh:

1- Điều kiện để giải quyết:

- Chiến đấu với địch hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu.

- Bị địch tra tấn, nhưng vẫn kiên quyết đấu tranh, không chịu khuất phục đã để lại thương tích thực thể.

- Đấu tranh chống các loại tội phạm.

- Dũng cảm làm những công việc cấp bách phục vụ quốc phòng và an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân.

- Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở những vùng đặc biệt khó khăn gian khổ (Nơi có phụ cấp lương đặc biệt, mức 100%).

- Làm nghĩa vụ quốc tế.

2- Hồ sơ và các giấy tờ liên quan:

a- Đối với người bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước:

- Bản khai cá nhân có xác nhận và đề nghị của cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương nơi đang công tác hoặc cư trú.

- Giấy xác nhận đối với trường hợp bị thương.

- Giấy chứng nhận bị thương (bản chính) được đơn vị cấp sau khi bị thương.

(Trường hợp không có giấy chứng nhận bị thương mà còn giữ lại một trong các giấy tờ ghi có bị thương như: Phiếu chuyển thương, bệnh án, giấy ra viện khi điều trị vết thương, phiếu sức khỏe, lý lịch cũ, hồ sơ danh sách đăng ký quân nhân bị thương của đơn vị khi bị thương thì các giấy tờ này kết hợp với các vết thương thực thể để thủ trưởng cơ quan đơn vị có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận bị thương).

- Biên bản giám định thương tật do Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền cấp.

- Quyết định xuất ngũ, chuyển ngành, phục viên hoặc về nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân đã chuyển ra ngoài quân đội, công an. (Trường hợp không còn giữ được quyết định nói trên thì phải có giấy xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, Công an huyện nơi đăng ký khi về hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi đang công tác).

b- Đối với người bị thương từ ngày 01/01/1995 trở về sau:

- Giấy xác nhận đối với trường hợp bị thương.

(Biên bản xảy ra sự việc nếu bị thương trong trường hợp đấu tranh chống các loại tội phạm hoặc dũng cảm làm những công việc cấp bách phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân do cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp bị thương do đấu tranh chống các loại tội phạm thì ngoài biên bản xảy ra sự việc còn kèm theo bản án - nếu có).

- Giấy xác nhận hưởng phụ cấp lương đặc biệt mức 100%, nếu bị thương trong trường hợp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở những vùng đặc biệt khó khăn, gian khổ hoặc giấy xác nhận địa bàn được coi là đặc biệt khó khăn gian khổ.

- Giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế.

- Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương.

- Giấy chứng nhận bị thương (04 bản) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.

- Biên bản giám định thương tật do Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền cấp.

II- Giám định lại thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh:

1- Đối tượng:

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý hồ sơ, có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên do vết thương cũ tái phát.

2- Hồ sơ và các giấy tờ có liên quan:

- Đơn đề nghị giám định lại thương tật có xác nhận của địa phương nơi cư trú và Phòng Tổ chức - Lao động - Xã hội quận, huyện, thị xã.

- Thẻ thương binh (photo).

- Giấy ra viện điều trị vết thương tái phát do Thủ trưởng Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã cấp hoặc sao lục bệnh án điều trị vết thương tái phát.

III- Thời gian giải quyết: 120 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (trừ những ngày nghỉ theo quy định)./.

  •  6263
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…