DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

Đây là nội dung đang được đưa ra dự thảo tại Thông tư liên tịch quy định quan hệ phối hợp trong thực hiện trình tự, thủ tục giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

Theo đó, Thông tư liên tịch này quy định quan hệ phối hợp trong thực hiện trình tự, thủ tục giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại cho người phải chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế.

Cụ thể, thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như sau:

1. Trường hợp người bị kết án cải tạo không giam giữ đã có quyết định thi hành án, nhưng chưa chấp hành án mà có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Hình sự thì:

- Trưởng Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Thủ trưởng đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ phải tổ chức cuộc họp xem xét, lập báo cáo gửi Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cư trú, làm việc lập hồ sơ gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực đề nghị xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

- Cuộc họp xem xét, lập báo cáo đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì với thành phần tham gia gồm:

+ Đại diện Mặt trận tổ quốc,

+ Công an,

+ Tư pháp cấp xã và sự có mặt của người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án;

 Cuộc họp xét, đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của đơn vị quân đội do Thủ trưởng hoặc phó Thủ trưởng đơn vị quân đội chủ trì với thành phần tham gia gồm đại diện các tổ chức đoàn thể trong đơn vị quân đội và sự có mặt của người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc phải xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xem xét, quyết định.

Về hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm:

- Bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát;

- Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị;

- Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định pháp luật. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người chấp hành án cư trú đề nghị thay.

- Trường hợp người chấp hành án được khen thưởng hoặc lập công thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người chấp hành án lập công (như: Giấy khen, Bằng khen, Bằng sáng chế hoặc Bằng độc quyền sáng chế của cơ quan, người có thẩm quyền…).

- Trường hợp người chấp hành án bị bệnh hiểm nghèo thì hồ sơ phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án. Đối với người bị nhiễm HIV thì phải có kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDStheo quy định của Bộ Y tế và trong hồ sơ bệnh án phải xác định rõ là đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu;

-  Trường hợp người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì phải có giấy xác nhận, nhận xét của cơ quan có thẩm quyền nơi cư trú.

Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:

  •  1206
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…