DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thông tư 52/2022/TT-BGTVT: Kiểm soát hoạt động môi trường tại cảng hàng không

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 52/2022/TT-BGTVT  ngày 30/12/2022 quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
 
Theo đó, quản lý, doanh nghiệp tại các cảng hàng dân dụng, sân bay phải kiểm soát được chất lượng bảo vệ môi trường trong các hoạt động sau:
 
thong-tu-52-2022-tt-bgtvt-kiem-soat-hoat-dong-moi-truong-tai-cang-hang-khong
 
(1) Kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay 
 
Xây dựng, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tàu bay hoạt động tại khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận bao gồm:
 
- Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, người khai thác tàu bay giảm thiểu thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay.
 
- Khu vực thử động cơ tàu bay độc lập phải có biện pháp giảm âm, giảm thiểu tối đa tiếng ồn tới các khu vực lân cận và người lao động. 
 
Người quản lý, khai thác sân đỗ tàu bay phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm lựa chọn, bố trí khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận. 
 
(So với hiện hành đã loại bỏ biện pháp áp dụng quỹ đạo tiếp cận hạ cánh và khởi hành cất cánh của tàu bay nhằm gây ồn ít nhất).
 
(2) Kiểm soát bụi, khí thải tại cảng hàng không, sân bay
 
Người quản lý cảng thiết lập các tuyến giao thông nội cảng hợp lý nhằm giảm thiểu quãng đường hoạt động của phương tiện, thiết bị. 
 
Đồng thời, có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải bao gồm: 
 
- Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phương tiện, trang thiết bị sử dụng.
 
- Hạn chế hoạt động của động cơ khi phương tiện, thiết bị tạm dừng hoạt động.
 
- Áp dụng tốc độ, chế độ tăng tốc hợp lý khi phương tiện, thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
 
- Khuyến khích sử dụng nguồn cấp điện, thiết bị điều hòa không khí trên mặt đất bằng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc sử dụng nhiên liệu sạch.
 
- Có kế hoạch thay thế, tiến đến loại trừ việc sử dụng các thiết bị làm lạnh có sử dụng chất làm lạnh nhóm HCFC (Hydrochlorofluorocarbon).  
 
Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có trách nhiệm áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay trong quá trình thử nghiệm động cơ tàu bay. 
 
Đối với chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay phải có các biện pháp đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát bụi, khí thải, không làm phát tán bụi, gây ô nhiễm không khí trong quá trình thi công. 
 
(Thông tư mới đã bổ sung thêm trách nhiệm đối với chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thiết bị cũng phải có biện pháp đảm bảo bụi, khí thải trong quá trình thi công).
 
(3) Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay
 
Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:  
 
- Xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020. 
 
- Bố trí điểm tập kết phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có biện pháp kiểm soát đảm bảo yêu cầu về môi trường tại các vị trí lưu trữ, thu gom.
 
- Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
 
(So với Thông tư 53/2012/TT-BGTVT đã mở rộng hơn quy trình xử lý rác thải phải thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường 2020).
 
Ngoài ra, phải lắp đặt các thiết bị đựng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách; có hướng dẫn bỏ rác, phân loại rác để thực hiện phân loại tại nguồn. 
 
Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, cung cấp dịch vụ; có trách nhiệm thực hiện các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. 
 
Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay phải áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi. 
 
(4) Kiểm soát chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại tại cảng hàng không, sân bay  
 
Trường hợp có phát sinh chất thải rắn, thì phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định khoản 2 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2020.  
 
Xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ sở xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020
 
Trường hợp phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại mà không thực hiện phân loại hoặc không thể phân loại được thì phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại của Luật Bảo vệ môi trường 2020.  
 
Không được xử lý chất thải nguy hại trong khu vực cảng hàng không sân bay. Trường hợp phát sinh chất thải nguy hại thì phải thực hiện khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
 
Xem thêm Thông tư 52/2022/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/3/2023 thay thế Thông tư 53/2012/TT-BGTVT).
  •  175
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…