DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thông tư 18/2022/TT-BYT: Thay đổi điều kiện người bệnh được hưởng BHXH một lần

Ngày 31/12/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.
 
Cụ thể, trường hợp điều kiện để người bệnh được hưởng trợ cấp BHXH một lần được quy định theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
 
thong-tu-18-2022-tt-byt-thay-doi-dieu-kien-nguoi-benh-duoc-huong-bhxh-mot-lan
 
(1) Thay đổi điều kiện hưởng BHXH một lần đối với người bệnh
 
Theo đó, sửa đổi Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT về trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như sau:
 
Ngoài trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
 
Ngoài ra còn có người mắc các bệnh, tật cỏ mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi. trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng BHXH một lần.
 
(So với hiện hành, bắt buộc người bị các bệnh nêu trên đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì mới được nhận BHXH một lần).
 
(2) Sửa đổi thời hạn giám định lại đối với tai nạn lao động
 
Cụ thể, sửa đổi thời hạn giám định lại đối với người tai nạn lao động, bị suy khat năng lao động do bệnh nghề nghiệp tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
 
Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp người lao động được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
 
(So với Thông tư 56/2017/TT-BYT đã thay đổi số lần giám định của người lao động mà cho người lao động tự chủ động đi khám).
 
Trường hợp xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dẫn đến thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
 
Đối với người đã được giám định ngoài đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2  Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT nhưng có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới trong đó thể hiện mắc thêm bệnh khác hoặc
 
Bệnh đã được giám định thay đổi mức độ nặng lên hoặc nhẹ đi so với tình trạng bệnh, tật được kết luận trong Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất thì được đề nghị giám định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới.
 
(3) Đổi mới hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH
 
Sửa đổi Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT về hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và cách ghi nội dung giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
 
- Đối với trường hợp NLĐ hoặc con dưới 07 tuổi đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
 
Đối với trường hợp có chuyên viên trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển viện.
 
Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ BHXH cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong.
 
Được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BYT về phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp giấy báo tử và thống kê từ vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
 
- Đối với trường hợp NLĐ hoặc con dưới 07 tuổi đang điều trị ngoại trú: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng NLĐ theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
 
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan BHXH căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ BHXH theo quy định.
 
- Mẫu và cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
 
Việc ghi ngày bắt đầu nghỉ từ ngày người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh.
 
Việc ghi ngày tại mục ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thực hiện như sau:
 
+ Ghi theo ngày, tháng người bệnh kết thúc khám bệnh, chữa bệnh.
 
+ Ngày cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát hành giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp người lao động đề nghị thực hiện cấp lại theo quy định lại Thông tư 18/2022/TT-BYT.
 
Trường hợp cấp lại thi phai thế hiện nội dung từ “CẤP LẠI” trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. 
 
Việc ghi mã bệnh, lên bệnh dài ngày trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
 
Trường hợp mà bệnh ghi trong giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện trùng khớp với mã bệnh quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT nhưng lên bệnh không trùng khớp với tên bệnh quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT thì thực hiện giải quyết bệnh dài ngày theo mà bệnh quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT.
 
Xem thêm chi tiết Thông tư 18/2022/TT-BYT có hiệu ngày 15/2/2023 sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT.
  •  2204
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…