DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thỏa ước La Hay là gì? Thỏa ước La Hay có tất cả bao nhiêu Điều?

Thỏa ước La Hay là gì? Đơn La Hay là gì? Thỏa ước La Hay có tất cả bao nhiêu Điều? Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam được xử lý thế nào?
 

Thỏa ước La Hay là gì? Đơn La Hay là gì? Thỏa ước La Hay có tất cả bao nhiêu Điều?

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì “Thỏa ước La Hay” là Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, Văn kiện năm 1999.

Cụ thể, Thoả ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp 1986 có 31 Điều:

Điều 1: Thành lập Liên hiệp

Điều 2: Định nghĩa

Điều 3: Quyền đăng ký quốc tế

Điều 4: Đăng ký tại Văn phòng quốc tế hoặc thông qua Cơ quan quốc gia

Điều 5:Tờ khai đơn; Nội dung đơn

Điều 6: Đăng bạ Kiểu dáng quốc tế; Ngày đăng ký; Công bố; Trì

hoãn công bố; Truy cập của công chúng vào hồ sơ đăng ký

Điều 7: Hiệu lực pháp lý của Đăng ký

Điều 8: Từ chối bảo hộ bởi Cơ quan quốc gia; Các biện pháp phản đối từ chối; Các yêu cầu bổ sung mà Cơ quan quốc gia được phép yêu cầu

Điều 9: Quyền ưu tiên

Điều 10: Gia hạn Đăng ký

Điều 11: Thời hạn bảo hộ

Điều 12: Thay đổi quyền sở hữu

Điều 13: Từ bỏ Đăng ký

Điều 14: Dấu hiệu; Thông báo kiểu dáng quốc tế

Điều 15: Phí

Điều 16: Phí dành cho các nước Thành viên

Điều 17: Quy chế

Điều 18: Khả năng đạt được sự bảo hộ theo luật quốc gia và Theo các Điều ước về Bản quyền

Điều 19: [bãi bỏ]

Điều 20: [bãi bỏ]

Điều 21: [bãi bỏ]

Điều 22: [bãi bỏ]

Điều 23: Ký kết; Phê chuẩn

Điều 24: Tham gia

Điều 25: Thi hành Thoả ước trong luật quốc gia

Điều 26: Bắt đầu hiệu lực

Điều 27: Vùng lãnh thổ

Điều 28: Bãi ước

Điều 29: Sửa đổi

Điều 30: Nhóm nước

Điều 31: áp dụng Văn kiện 1925 hoặc Văn kiện 1934

Điều 32: Nghị định thư kèm theo

Điều 33: Ký kết; Các bản sao có xác nhận

la-hay

Đơn La Hay được phân loại như thế nào? Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam được xử lý thế nào?

Theo Điều 22 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì Đơn La Hay bao gồm Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam và Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam.

Trong đó:

- “Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam” là Đơn La Hay yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, có nguồn gốc từ bất kỳ thành viên nào của Thỏa ước La Hay, kể cả Việt Nam.

- “Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam” là Đơn La Hay được nộp từ Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại bất kỳ thành viên nào của Thỏa ước La Hay, kể cả Việt Nam.

Lưu ý:

- Đối với Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế. Đơn nộp cho Văn phòng quốc tế phải được làm bằng ngôn ngữ theo quy định tại Thỏa ước La Hay và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Thỏa ước La Hay.

- Đơn La Hay được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Anh, mỗi đơn được làm thành 02 bản và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Thỏa ước La Hay và người nộp đơn phải nộp phí chuyển đơn quốc tế, phí, lệ phí theo quy định của Thỏa ước La Hay và pháp luật về phí, lệ phí của các nước thành viên được chỉ định.

Tóm lại, “Thỏa ước La Hay” là Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, Văn kiện năm 1999 và có tổng cộng 31 Điều, trong đó có một số Điều đã bị bãi bỏ.

 

 

  •  34
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…