DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

Bí mật kinh doanh là một trong những bí quyết dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường, khi đã gọi là bí mật thì việc bảo mật các thông tin của doanh nghiệp cũng phải được thực hiện một cách chặt chẽ.
 
Đơn cử như việc giao kết hợp đồng lao động, nhằm để bảo vệ bí mật kinh doanh thông thường các doanh nghiệp này sẽ đưa ra một thỏa thuận rằng sau khi kết thúc hợp đồng trong thời hạn nhất định người lao động (NLĐ) không được phép làm việc tại các công ty là đối thủ với họ. Vậy nội dung giao kết này có đúng quy định pháp luật?
 
thoa-thuan-khong-lam-viec-cho-cong-ty-doi-thu-co-dung-luat
 
1. Bí mật kinh doanh là gì?
 
Bí mật kinh doanh là những thủ thuật được sử dụng để kinh doanh, đây được xem như một loại tài sản của công ty và được bảo mật một cách tối đa để tránh việc sao chép thực hiện theo. Cụ thể, theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2009) có giải thích bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
 
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
 
2. Bảo vệ người lao động khi tham gia lao động
 
Việc ngăn cấm NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp, công ty khác là không đúng quy định và tinh thần của luật lao động. Theo khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc đây được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân và được pháp luật bảo hộ.
 
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ lao động nào mà pháp luật không cấm.
 
Đồng thời, khoản 6 Điều 9 Luật Việc làm 2013 cũng quy định nhằm bảo vệ NLĐ không bị ngăn cấm và bị cản trở về quyền tự do làm việc, qua đó nghiêm cấm cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ.
 
3. Doanh nghiệp có được thỏa thuận không làm việc cho đối thủ?
 
Chắc hẳn không ít doanh nghiệp trên thị trường đều có một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh chính đối với doanh nghiệp của mình. Việc để lộ bí mật kinh doanh có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và nguồn sống chính của doanh nghiệp. Nhằm bảo vệ NSDLĐ khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
 
Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì NSDLĐ có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
 
Việc thỏa thuận này không nhất thiết người lao động phải ký vào, theo đó NLĐ có thể từ chối nội dung trên bằng việc thỏa thuận với doanh nghiệp, tuy nhiên nếu đây là điều kiện tiên quyết nhất định phải ký kết mới có thể làm việc thì NLĐ cần cân nhắc kỹ. Vì khi đã ký NLĐ cần phải tuân thủ quy định đã cam kết kể cả sau khi thôi việc.
 
4. Xử lý người lao động vi phạm cam kết bí mật kinh doanh
 
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp khi NLĐ vi phạm cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh như đã thỏa thuận thì theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
 
- Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động 2019.
 
- Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
 
Như vậy, việc ngăn cấm NLĐ làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp khác sau khi kết thúc hợp đồng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng bí mật kinh doanh được xem là xương sống của doanh nghiệp này thì có thể thỏa thuận với NLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Theo đó, NLĐ phải cân nhắc một khi đã ký cam kết cần phải tuân thủ quy định trong khoản thời gian và phạm vi nhất định thì mới có thể tham gia cho các doanh nghiệp đối thủ.
  •  4699
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…