DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thí điểm Chính quyền đô thị tại TP.HCM

         Theo đó, Thành phố Hồ Chí minh sẽ gồm 04 Đô thị vệ tinh, có thể gọi là Thành phố hoặc Thị xã, tạm gọi tên là  Đông, Tây, Nam, Bắc. Các Đô thị này cũng sẽ có tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân, theo đó UBND Đô thị sẽ được HĐND Đô thị bầu ra và do UBND TP.HCM phê duyệt.
 
         Người đứng đầu UBND Đô thị này được đề nghị gọi là Chủ tịch hoặc Thị trưởng, có ngạch bậc tương đương với Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ngoài ra, với lý do địa bàn của các Đô thị được thành lập mới sẽ tổ chức các Phường nhưng không phải là một cấp chính quyền và đây là những cơ quan đại diện của chính quyền Đô thị.
 
Sơ đồ Chính quyền đô thị TP.HCM
 
         Bốn Đô thị vệ tinh này sẽ bao quanh Đô thị hành chính trung tâm bao gồm 13 Quận nội thành, đây được xem là một đô thị hoàn chỉnh, đóng vai trò đô thị trung tâm, thuộc pháp nhân công quyền TPHCM. Chính quyền của Đô thị trung tâm này vừa đóng vai trò là chính quyền cấp trên cơ sở của Thành phố trực thuộc Trung Ương, vừa là chính quyền đô thị (quản lý) của 13 quận nội thành.
 
   -   Thành phố Đông sẽ bao gồm các quận 2, 9, Thủ Đức với diện tích 211km², dân số 890.000 người, lấy khu đô thị mới Thủ Thiêm làm trung tâm, giáp với trục cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây với chức năng kinh tế phát triển các ngành dịch vụ cao cấp (tài chính, tín dụng), công nghệ cao, du lịch sinh thái…
 
   -   Thành phố Nam bao gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè, một phần diện tích phường 7 quận 8 và 2 xã Bình Hưng, Phong Phú thuộc huyện Bình Chánh, có diện tích 169km² với quy mô dân số 470.000 người, lấy khu đô thị Nam Sài Gòn làm trung tâm phát triển (có khu đô thị Phú Mỹ Hưng), thị trấn Nhà Bè và đặc biệt là khu đô thị cảng Hiệp Phước với chức năng phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng.
 
   -   Thành phố Tây gồm toàn bộ quận Bình Tân hiện nay, một phần phường 7, phường 16 của quận 8 và 4 xã An Phú Tây, Tân Kiên, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B của huyện Bình Chánh với diện tích 109km², dân số 810.000 người, có trung tâm là khu đô thị xã Tân Kiên, giáp quốc lộ 1. Thành phố Tây chủ yếu phát triển các ngành dịch vụ, khu công nghiệp và khu dân cư nhằm tái bố trí dân cư từ các quận 11, quận 6, Tân Bình.
 
    -   Thành phố Bắc bao gồm toàn bộ quận 12, Hóc Môn có diện tích 162km² với dân số 860.000 người, trung tâm phát triển là xã Tân Thới Nhì với hành lang phát triển là quốc lộ 22, có chức năng phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp công nghệ cao và phát triển các khu dân cư phục vụ việc dãn dân, chỉnh trang đô thị quận Gò Vấp, Tân Bình. Ngoài ra, thành phố Bắc cũng có phân khu chức năng phát triển khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng có quy mô khoảng 1.000ha tại quận 12.
       
        Như vậy mô hình chính quyền sẽ có 2 cấp (theo quy định hiện hành là 3 cấp) bao gồm cấp Thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở. Cơ cấu chính quyền ở mỗi cấp gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được bầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
 
Như vậy, theo đơn vị hành chính hiện hành thì quận, huyện không tổ chức thành cấp chính quyền hoàn chỉnh, mà ở đó chỉ có cơ quan đại diện hành chính của cấp trên. Địa vị pháp lý của mỗi cấp chính quyền là một pháp nhân công quyền, bảo đảm nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền theo nội dung được phân cấp; phân định rõ 3 loại nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền (nhiệm vụ chung 2 cấp cùng thực hiện, nhiệm vụ riêng của mỗi cấp và nhiệm vụ cấp dưới thực hiện theo cơ chế ủy nhiệm của cấp trên).
 
 
Chính quyền hiện nay được cho rằng họat động không hiệu quả
 
        Điểm đột phá của mô hình chính quyền đô thị sẽ làm thay đổi chức năng, thẩm quyền của các đơn vị sở, ngành của Thành phố. Trong đó, đáng chú ý nhất là sở, ngành không chỉ tham mưu, mà còn thực hiện vai trò quản lý nhà nước, do đó sẽ giảm bớt công việc mà lâu nay phải dồn hết lên Ủy ban nhân dân Thành phố; tổ chức chính quyền hai cấp và thể hiện rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 
 
       Sau khi có nghị quyết của Quốc hội, Tp.HCM sẽ lập phương án tổ chức sắp xếp bộ máy nhân sự, xác định chức năng nhiệm vụ của chính quyền từng đô thị, dự toán ngân sách triển khai đề án hoàn thành trong năm 2015 để có thể triển khai áp dụng mô hình mới từ năm 2016, cùng với thời điểm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021.
 
Theo tapchicongsan, sggp
 

 

  •  12279
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…