DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thế nào là “thường xuyên” không hoàn thành công việc?

Trước đây, tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ-CP quy định người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất 02 trong một tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục. Do đó, để được xem là thường xuyên không hoàn thành công việc, người lao động phải đáp ứng đủ 03 điều kiện sau đây:

  1. Không hoàn thành công việc được giao hoặc định mức lao động do yếu tố chủ quan;
  2. Bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất 02 lần trong một tháng; và
  3. NLĐ vẫn không khắc phục.

Tuy nhiên, hiện nay quy định này đã hết hiệu lực và sau đó Bộ luật Lao động 2019 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành khác có liên quan đã không còn giữ quy định trên nữa. Theo quy định mới tại điểm a Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của NSDLĐ. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp xác định NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc được giao thì NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Như vậy, ngoài việc quy định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, NSDLĐ còn phải quy định cụ thể như thế nào là “thường xuyên” bằng cách quy định số lần cụ thể tính trên mốc đơn vị thời gian nhất định mà ở thời điểm đó NLĐ không hoàn thành được chỉ tiêu công việc được giao.

 

  •  891
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…