DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thế nào là thừa kế thế vị?

Thế vị nghĩa là thay thế vị trí, như vậy trong lĩnh vực thừa kế, thừa kế thế vị là gì và áp dụng như thế nào?

1. Khái niệm:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. (điều 652 Bộ luật dân sự 2015)

2. Người được hưởng thừa kế thế vị:

Theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự 2015, người thừa kế thế vị là những cá nhân sau:

- Cháu hay chắt ruột:

Khi một người để lại di sản thì không phải ai cũng được hưởng thừa kế thế vị. Ở đây, chỉ “cháu” hay “chắt” của người để lại di sản được hưởng thừa kế thế vị. Điều này có nghĩa là vợ/chồng hay anh, em của người chết trước hay chết cùng không là người thừa kế thế vị.

Trong trường hợp, tất cả những người con của người để lại di sản chết trước ( và không còn ai phụ thuộc hàng thừa kế thứ nhất) nhưng con của người con chết trước ( tức cháu của người để lại di sản) còn sống ở thời điểm mở thừa kế được hưởng di sản với tư cách thừa kế thế vị mà không phải với tư cách là người được hưởng thừa kế của hàng thừa kế thứ hai của người để lại di sản.

- Cháu hay chắt nuôi:

Theo Bộ luật dân sự 2015, “cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…” Ở đây, Bộ luật chỉ đề cấp đến “cha hoặc mẹ” của cháu mà không phân biệt là cha hoặc mẹ đẻ với cha hoặc mẹ nuôi nên có thể suy luận cả trường hợp đều thuộc thừa kế thế vị. Như chúng ta thấy ở Điều 651 BLDS 2015 có nói rõ trong quy định về hàng thừa kế thứ 2 về “cháu ruột” và “cháu nuôi” nhưng ở Điều 652 về Thừa kế thế vị lại không đề cập đến thì chúng ta có thể hiểu là các nhà làm luật không muốn giới hạn thế vị chỉ cho cháu ruột như quy định về hàng thừa kế thứ 2.

- Con, cháu của con riêng của vợ/chồng:

Ở đây, văn bản sử dụng từ “con của người để lại di sản” mà không nói rõ có bao gồm hay loại trừ con riêng của vợ/chồng trong khi đó con riêng của vợ/chồng cũng được hưởng thừa kế của bố dượng, mẹ kế khi họ “có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” theo Điều 654:

Như vậy, con riêng của vợ/chồng được hưởng thừa kế của bố dượng/mẹ kế ở hàng thừa kế thứ nhất như con đẻ, con nuôi khi đáp ứng được điều kiện theo Điều 654. Vậy nên, con, cháu của con riêng của vợ/chồng vẫn được coi là người thừa kế thế vị khi con riêng của vợ/chồng mất.

3. Quyền lợi của người thừa kế thế vị:

- Tất cả những người con của người con đã chết ( tức cháu của người để lại di sản) chỉ được hưởng kỷ phần của cha mẹ hay ông bà của mình được hưởng khi họ còn sống.

- Người thừa kế thế vị được hưởng thừa kế bằng hiện vật

Người thừa kế thế vị cũng là “người thừa kế” nên có quyền “yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật” (khoản 2 điều 660). Do đó, tư cách thừa kế thế vị không làm ảnh hưởng tới khả năng nhận di sản bằng hiện vật. Nếu di sản có thể chia được bằng hiện vật và người thừa kế thế vị có đủ điều kiện để nhận thì họ hoàn toàn có thể được nhận di sản bằng hiện vật.

- Trong trường hợp có tranh chấp về thừa kế, con của người chết trước hay chết cùng người để lại di sản được tham gia tố tụng với tư cách người thừa kế thế vị. Khi người thừa kế thế vị không thể tham gia tố tụng thì người đại diện của họ có thể tham gia thay.

- Nếu người thừa kế thế vị chết trước khi chia di sản thì phần của người đó được chuyển tiếp sang cho những người thừa kế của người thừa kế thế vị nếu việc chia di sản được tiến hành sau khi người thừa kế thế vị chết.

4. Trường hợp áp dụng thừa kế thế vị:

- Con chết trước hay chết cùng:

Trong trường hợp người chết trước hay chết cùng không phải là con của người để lại di sản hoặc là người thuộc hàng thừa kế thứ 2 thì thừa kế thế vị không được áp dụng.

- Không được quyền hưởng di sản:

Điều 621 quy định về các trường hợp không được hưởng di sản:

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

 Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

- Và trong pháp luật hiện hành, thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp con hay cháu chết trước hay chết cùng người để lại di sản, không áp dụng cho trường hợp không được hưởng di sản.

Từ chối nhận di sản:

Cá nhân có quyền khước từ quyền hưởng di sản thông qua việc từ chối nhận di sản theo khoản 1 Điều 620:

Và trong pháp luật hiện hành, thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp con hay cháu chết trước hay chết cùng người để lại di sản, không áp dụng cho trường hợp từ chối nhận di sản.

  •  3135
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…