DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thẻ Căn cước và Giấy chứng nhận Căn cước khác nhau thế nào?

Thẻ Căn cước và giấy chứng nhận căn cước là gì? Hai loại giấy tờ này khác nhau thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

(1) Thẻ Căn cước là gì?

Căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước được định nghĩa như sau:

Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Trong đó:

Căn cước gồm các thông tin cơ bản của một người về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học.

Thông tin đã được tích hợp vào thẻ Căn cước gồm: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe…

(2) Giấy chứng nhận Căn cước là gì?

Từ ngày 01/7/2024, khi Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thì sẽ một loại giấy tờ mới hoàn toàn đó là Giấy chứng nhận Căn cước.

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023, Giấy chứng nhận Căn cước được định nghĩa như sau:

Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Theo đó, loại giấy tờ này không phải giấy tờ được cấp cho toàn thể cá nhân là công dân Việt Nam mà cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.

Trong đó, người này được Luật Căn cước 2023 giải thích là người có các đặc điểm như sau:

- Là người đang sinh sống tại Việt Nam.

- Là người không có giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đang mang quốc tịch của Việt Nam hoặc của nước khác nhưng có cùng dòng máu trực hệ với người đã từng có quốc tịch Việt Nam theo nguyên tắc huyết thống.

Tựu chung là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống tại Việt Nam.

(3) Thẻ Căn cước và giấy chứng nhận căn cước khác nhau thế nào?

Có thể thấy, mặc dù là hai loại giấy tờ mới, sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2024 nhưng đây là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau, cấp cho các đối tượng khác nhau và thủ tục cấp cũng khác nhau.

Dưới đây là một số tiêu chí được sử dụng để phân biệt hai loại giấy tờ này:

Tiêu chí

Thẻ Căn cước

Giấy chứng nhận căn cước

Căn cứ

Khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023.

Khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023.



Định nghĩa

Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân mới của công dân do cơ quan về căn cước cấp, gồm các thông tin cơ bản của một người về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học và thông tin khác được tích hợp.

Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống tại Việt Nam liên tục 06 tháng trở lên tại xã hoặc huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã), do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Đối tượng được cấp


Công dân Việt Nam

Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch và đang sinh sống tại Việt Nam






Giá trị sử dụng

- Có giá trị chứng minh về căn cước, thông tin đã được tích hợp vào thẻ Căn cước để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.

- Sử dụng thay giấy tờ xuất nhập cảnh khi Việt Nam và nước ngoài ký điều ước/thỏa thuận quốc té cho phép dùng thẻ Căn cước thay giấy tờ xuất nhập khẩu.

- Được sử dụng để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ Căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

- Có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện giao dịch, quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

- Để kiểm tra thông tin người được cấp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

 






Nội dung

- Dòng chữ “Căn cước” trên thẻ;

- Nơi đăng ký khai sinh;

- Quốc tịch;

- Nơi cư trú;

- Thông tin được mã hóa, lưu trong mã QR của thẻ: Ảnh khuôn mặt, vân tay, móng mắt…

- Có dòng chữ “Chứng nhận căn cước” trên thẻ;

- Vân tay;

- Nơi sinh;

- Nơi sinh;

- Quê quán;

- Dân tộc;

- Tôn giáo;

- Tình trạng hôn nhân;

- Nơi ở hiện tại;

- Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ.

Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024

  •  347
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…