DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thay đổi cơ chế chi trả lương đối với công chức, viên chức tại Đơn vị sự nghiệp công

Đây là một trong những nội dung nổi bật đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại đơn vị sự nghiệp công được quy định tại dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP, việc chi trả tiền lương đối với đơn vị sự nghiệp công là chi trả theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định (không phân biệt đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động và đơn vị do Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần hay hỗ trợ toàn bộ chi phí hoạt động).

Bên cạnh đó, việc chi trả thu nhập tăng thêm của người lao động sẽ căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm. Tuy nhiên, quy định như trên dẫn đến sự chênh lệch khi việc trả tiền lương, tiền công thực tế có thể cao hơn mức Nhà nước quy định nhưng phải đợi sau khi tính toán cân đối việc thu - chi thì mới được sử dụng từ quỹ bổ sung thu nhập tăng thêm cho người lao động.

Để khắc phục hạn chế đó, điểm a Khoản 2 Điều 9 và điểm a Khoản 2 Điều 10 tại dự thảo Nghị định đã bổ sung:

“Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thực hiện chi tiền lương cho công chức, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ, vị trí việc làm; các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương do Nhà nước quy định; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có). Căn cứ vào tình hình thực tế kết quả hoạt động tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định chi trả tiền lương tối đa thêm một lần trên cơ sở tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.”

Quy định trên nhằm đảm bảo sự thống nhất chung về cơ chế chi trả tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời tránh tình trạng các đơn vị hạch toán hết vào chi phí tiền lương, không có tích lũy cho Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để tái đầu tư cho hoạt động của đơn vị.

Hiện chưa rõ hiệu lực thi hành của Nghị định này; Nghị định sẽ thay thế quy định về tự chủ tài chính tại Chương II (Mục 3) và Chương III Nghị định 16/2015/NĐ-CP; thay thế Nghị định 54/2016/NĐ-CP, Nghị định 141/2016/NĐ-CPNghị định 85/2012/NĐ-CP./.

*Xem toàn văn dự thảo tại đây:

  •  5739
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…