DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thành lập doanh nghiệp thực hiện dự án có phải nêu trong hồ sơ dự thầu?

Tình huống phát sinh là chủ đầu tư khi tham gia đấu thầu có dự kiến thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh sau khi nhà đầu tư trúng thầu. Vậy nội dung này thì chủ đầu tư có phải nêu trước trong trong hồ sơ dự thầu hay không?
 
Thành lập doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư
 
Liên quan nội dung này, tại Điều 49 Nghị định 23/2024/NĐ-CP có hướng dẫn rằng Nhà đầu tư trúng thầu có quyền thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh hoặc trực tiếp thực hiện dự án. Nhà đầu tư nước ngoài trúng thầu phải thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư và pháp luật có liên quan. Trường hợp dự kiến thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh thì nhà đầu tư phải đề xuất trong hồ sơ dự thầu. Doanh nghiệp dự án này có quyền và nghĩa vụ sau:
 
- Doanh nghiệp phải do nhà đầu tư trúng thầu nắm giữ 100% vốn điều lệ;
 
- Kế thừa quyền và nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư mà nhà đầu tư trúng thầu đã cam kết tại hồ sơ dự thầu và hợp đồng;
 
- Phải đáp ứng các điều kiện thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đất đai và pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
 
- Không được chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh khi chưa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật Đấu thầu 2023 và các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
 
Nhà đầu tư trúng thầu có quyền góp vốn, tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh khác (nếu có) nhưng không được làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ đã cam kết tại hồ sơ dự thầu và hợp đồng. Nhìn chung thì quy định yêu cầu nhà đầu tư phải nêu trước nhu cầu thành lập doanh nghiệp dự án trong hồ sơ dự thầu. Nếu không nêu thì không có căn cứ, cơ sở để thực hiện.
 
Kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
 
Đối với nội dung này, tại Điều 58 Nghị định 23/2024/NĐ-CP có nêu thẩm quyền kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư như sau:
 
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo kế hoạch định kỳ trên phạm vi cả nước;
 
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do mình là người có thẩm quyền;
 
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do mình là người có thẩm quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại địa phương.
 
Trong phạm vi thẩm quyền của mình thì cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư với các nội dung như sau:
 
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư;
 
- Công bố dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư); lập, phê duyệt, công bố thông tin dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư);
 
- Lập, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm; đánh giá, phê duyệt kết quả mời quan tâm;
 
- Lập, phê duyệt hồ sơ mời thầu; đánh giá, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
 
- Nội dung hợp đồng đã ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
 
- Các nội dung cần thiết khác.
 
Căn cứ phạm vi, nội dung kiểm tra nêu trên, nhà đầu tư chuẩn bị các hồ sơ liên quan để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  •  48
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…