DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tham gia Hiệp định TPP hàng Việt khó sống ?!

Hiệp định TPP đã được công bố toàn văn, gồm 30 chương quy định nhiều vấn đề liên quan đến việc thương mại trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Có thể xem rằng đó là cơ hội cho nền kinh tế Việt tạo một sức bậc đi lên tuy nhiên sức bật đó có diễn ra hay không thì vẫn còn rất khó nó bởi những quy định khắt khe từ phía TPP.

Không thể xuất khẩu hàng hóa

hiep dinh tpp

Tuy rằng TPP là một hiệp định thương mại quốc tế, chiếm 40% GDP  và 30% thương mại toàn cầu nhờ những hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia nhưng để được xuất khẩu được đòi hỏi các hàng hóa phải trãi qua nhiều khâu kiểm duyệt nghiêm ngặt về chất lượng lẫn hình thức, từ quy trình đến thủ tục. Nhất là với thực trạng hàng Việt như hiện nay thì vẫn chưa nhà kinh tế nào dám chắc hàng Việt có “sống” nổi không.

Hiện tại Việt Nam là một nước nhập siêu, với nguồn nguyên liệu hàng hóa được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau trong đó nhiều nhất phải kể đến “anh bạn láng giềng” Trung Quốc, chưa kể còn lượng nguyên liệu được sản xuất trong nước (Trung du và miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên, Nam bộ…) tụ về 2 vùng tiêu thụ rộng lớn là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, từ đó gây ra tình trạng hàng hóa không rõ xuất xứ, giấy tờ ghi một nơi nhưng thực tế lại một nẽo, xuất xứ chỉ mang tính chất hợp pháp hóa thủ tục mà thôi.  Sự rối loạn nguồn xuất xứ nguyên liệu có thể chẳng là gì nhưng đó chỉ là khái niệm đối với giai đoạn trước khi Hiệp định thế kỷ TPP  chưa được ký kết, nhưng kể từ sau Việt Nam tham gia TPP và hiệp định được công bố rộng rãi thì sự rối loạn trên thực sự là một vấn nạn.

Theo những quy định trong các khoản thuộc Điều 3.1.1 Hàm lượng không đáng kể Hiệp định TPP, một hàng hóa sẽ bị xem là không có xuất xứ nếu nhiều nguyên liệu sản xuất ra hàng hóa đó không có xuất xứ, không đáp ứng yêu cầu phân loại thuế quan, đồng thời giá trị của tất cả nguyên liệu vượt quá 10% giá trị hàng hóa. (Trường hợp mặt hàng dệt may có chút khác biệt). Do đó theo thị trường Việt Nam hiện nay cho thấy rất rất nhiều mặt hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc, trên bao bì ghi sản xuất ở một quốc gia nào đó nhưng sự thật thì chẳng ai biết, thậm chí nguồn gốc thực của những hàng hóa đến từ Trung Quốc quá nhiều đến nổi mỗi lần chẳng biết nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì người dân đề quy về “hàng Trung Quốc”.

Ví dụ cụ thể nhất là chiều ngày 16/9.2015, Đội Quản lý thị trường số 9 thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Thanh hóa đã xử lý số lượng lớn đồ chơi, bánh kẹo không rõ xuất xứ, theo điều tra phần lớn các hàng hóa đó đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Với số lượng lớn hàng hóa trên không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe, an toàn cho con em mình mà cũng là một minh chứng cho thấy rằng lượng hàng hoá đang tồn tại ở Việt Nam rất không rõ ràng, chưa kể hằng giờ hằng ngày vẫn tồn tại khối lượng lớn hàng hóa được nhập lậu vào.

Hệ quả phải gánh chịu từ Hiệp định thương mại TPP

Mục đích của Việt Nam gia nhập TPP đã để tìm kiếm phát triển ở một thị trường tìêm năng, nơi 11 quốc gia phát triển lập thành một thị trường kinh doanh rộng khắp địa cầu, đó là mảnh đất màu mỡ, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, tuy nhiên nếu vướng phải rào cảng xuất xứ hàng hóa thì rất có thể Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả khôn lường khi mà hàng tá lô hàng chuẩn bị xuất xứ lại bị trả về, hàng tá doanh nghiệp thua lỗ, nợ nầng, phá sản. Đó là chưa kể đến chất lượng hàng Việt đang rất thấp, nếu cạnh tranh một cách công bằng chưa tính đến yếu tố xuất xứ thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất thấp.

Theo thống kê tháng 11 của tạp chí Forbes, số doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trong nền kinh tế đa tác động TPP rất hạn chế, số lượng doanh nghiệp có thể hòa mình vào thị trường khu vực và thế giới lại còn hạn chế, đơn cử như Vinagroup, Masan, Thép Pomina, Tôn Hoa Sen, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Vinamilk… Nhưng con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay, lại bị cạnh tranh bởi những người đồng hành nhiều tiềm lực là các doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp vốn đã chuẩn bị kĩ lưỡng về cả thế lẫn lực cho hội nhập toàn cầu.

Những quy định của TPP tuy nghiêm ngặt nhưng đảm bảo cho một thị trường lành mạnh tồn tại phát triển vững bền theo thời gian,  đứng trước những yêu cầu khắt khe từ thị trường thế giới nói chung và 11 nước thành viên TPP nói riêng đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước phải có sự chấn chính hợp lý, để hòa mình vào nền kinh tế thị trường năng động những cũng đầy thách thức này.

Bài viết được viết dựa trên quan điểm cá nhân.

  •  8476
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…