DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tại sao xăng lại bị đánh thuế TTĐB?

Đã bao giờ bạn đã thắc mắc đối tượng đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thường là các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu như thuốc lá điếu, xì gà, rượu các loại, pháo các loại (trừ pháo nổ), ô tô,... Tuy nhiên, xăng lại nằm trong hạng mục này không?
 
thue-tieu-thu-dac-biet-doi-voi-xang
 
Cụ thể là tại điểm g khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 quy định đối tượng chịu thuế của TTĐB bao gồm xăng các loại. Mặc dù xăng là mặt hàng thiết yếu.
 
Trong tình hình giá xăng tăng cao nhiều người có đề xuất giảm thuế TTĐB cho xăng, dầu. Mà thay vào đó là giảm thuế bảo vệ môi trường, việc đánh thuế TTĐB cho xăng cũng có lý do. Dễ hiểu nhất xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo, cần phải sử dụng tiết kiệm nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
 
Mức thuế suất thuế TTĐB đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8% và xăng E10 là 7%. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt không quy định giảm thuế đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
 
Qua đây, có thể thấy mặc dù xăng không phải là mặc hàng xa xỉ theo nghĩa đen. Tuy nhiên, nếu không đánh thuế TTĐB đối với xăng thì việc quản lý, sử dụng xăng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như thị trường chịu tác động từ xăng. 
 
Việc đánh thuế này  giúp cho Nhà nước thực hiện việc quản lý các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, xa xỉ đồng thời điều tiết việc sản xuất, hoạt động tiêu dùng để hướng đến một nền kinh tế ổn định, lành mạnh.
 
Ý nghĩa của việc đánh thuế TTĐB đối với xăng
 
(1) Đánh thuế TTĐB đối với xăng được quy định nhằm đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước bên cạnh các loại thuế khác.
 
(2) Đây được coi là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng của mình về hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, xăng trên thị trường đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu ảnh hưởng từ xăng như hoạt động vận chuyển, logistics, hàng không,... Nhằm giúp Nhà nước có cơ sở để quản lý, kiểm soát một cách tập trung, chặt chẽ.
 
(3) Đánh thuế TTĐB đồng thời cũng là công cụ để Nhà nước điều tiết thu nhập  của người tiêu dùng đóng góp vào ngân sách nhà nước với đối tượng là xăng sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của người dân. Qua đó, điều tiết tỷ lệ xăng hợp lý, tránh lãng phí.
 
Như vậy, việc đánh thuế TTĐB đối với xăng nhằm đảm bảo nguồn cung cầu luôn cân xứng vì xăng không phải là năng lượng vĩnh cửu việc khai thác và sử dụng xăng quá mức có thể làm nguồn cung cạn kiệt. Trong tương lai có thể năng lượng mặt trời sẽ thay thế xăng, dầu một loại năng lượng tự nhiên bảo vệ môi trường hơn cũng như tiết kiệm năng lượng.
  •  1035
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…