DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tài sản thừa kế trong thời gian ly thân có phải tài sản chung

Ly thân được xem là một giải pháp tạm thời và khả dĩ đối với nhiều cặp vợ chồng không có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc nhưng vẫn muốn giữ lại danh nghĩa vợ chồng vì một số lý do ràng buộc.
 
tai-san-thua-ke-trong-thoi-gian-ly-than-co-phai-tai-san-chung
 
Dù vậy, trong khoảng thời gian vợ chồng không ở cùng nhau thì các nghĩa vụ với nhau vẫn còn trên mặt giấy tờ. Trường hợp tài sản thừa kế trong thời gian ly thân có phải là tài sản chung?
 
1. Ly thân là gì?
 
Hiện nay, pháp luật về hôn nhân và gia đình chưa có quy định nào giải thích về ly thân. Vì thế, pháp luật Việt Nam cũng không thừa nhận ly thân là một quá trình riêng biệt mà nó vẫn nằm trong thời gian hôn nhân.
 
Có thể hiểu đơn giản ly thân là việc vợ chồng sống riêng hoặc sống chung nhưng không có quan hệ vợ chồng trên thực tế mà chỉ có trên giấy vợ. Việc này vợ chồng sẽ tự thỏa thuận với nhau, tình trạng này kéo dài mà không có sự hàn gắn thì rất có thể sẽ dẫn đến quá trình ly hôn.
 
2. Thừa kế có được xem là tài sản chung?
 
Tài sản nhận được từ thừa kế trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn được xem là tài sản của chung vợ và chồng theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:
 
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
 
Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
 
Cụ thể, trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
 
Trường hợp mà tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
 
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
 
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
 
Do đó, tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất nếu không nói rõ người nhận thì là của chung còn trường hợp đã xác định thừa kế riêng thì không phải là tài sản chung.
 
3. Có được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?
 
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 khi:
 
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
 
Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
 
Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
 
4. Chia quyền sử dụng đất sau ly hôn như thế nào?
 
Trường hợp người nhận thừa kế quyền sử dụng đất là vợ chồng thì khi quá trình ly thân không thể hàn gắn và dẫn đến ly hôn thì việc chia tài sản được thực hiện theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
 
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
 
Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
 
- Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
 
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
 
- Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
 
- Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
 
- Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
 
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
 
Như vậy, ly thân hiện nay vẫn chưa được pháp luật công nhận và nó là giai đoạn nằm trong thời kỳ hôn nhân, trường hợp một trong cả hai nhận được thừa kế thì đây được xem là tài sản chung.
  •  1150
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…