DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tài Sản Riêng Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân.

 
Pháp luật tôn trọng và bảo vệ các hình thức sở hữu. Do đó, vợ chồng bên cạnh hình thức sở hữu chung hợp nhất còn có sở hữu tài sản riêng. Vậy chế độ tài sản riêng của vợ chồng được xác lập như thế nào?
 
Hôn nhân là tiền đề để xây dựng một gia đình mà ở đó vợ chồng cùng yêu thương, chăm sóc, san sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống. Họ cùng nhau lao động, làm việc, tạo lập của cải vật chất để xây dựng tổ ấm của mình. 
 
Về nguyên tắc, trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được xác lập theo chế độ sở hữu chung hợp nhất. Tuy nhiên, vợ chồng vẫn có quyền có tài sản riêng.
 
 
                         
 
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014, các căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng như sau: 
 
  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. Ví dụ trước khi kết hôn với chị A, anh B có mua một căn hộ chung cư. Giấy tờ sở hữu đứng tên của anh. Sau khi kết hôn, anh không xác nhập căn nhà vào tài sản chung của vợ chồng. Do đó, căn nhà vẫn là tài sản riêng của anh.
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp này, mặc dù tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được tặng cho, thừa kế riêng nên nó vẫn thuộc về tài sản riêng. 
Ví dụ: A và B kết hôn năm 2009, năm 2015 bố mẹ của A tặng riêng cho A 1 chiếc ô tô. Như vậy, ô tô là tài sản riêng của A. 
 
Lưu ý: để được công nhận là tài sản riêng thì phải có căn cứ chứng minh tài sản được tặng cho, thừa kế riêng. Nếu không có căn cứ chứng minh, tài sản sẽ bị xem là tài sản chung.
 
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân gia đình. 
Theo đó, nếu trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản đã phân chia cũng như hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã phân chia được xem là tài sản riêng.
Trừ trường hợp:
 
Việc thỏa thuận này nhằm trốn tránh nghĩa vụ:
 
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc phân chia ảnh hưởng ảnh tới lợi ích của gia đình, quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Vợ chồng có thỏa thuận khác. 

 
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Ví dụ như các đồ dùng trang điểm, trang sức của vợ được pháp luật công nhận là tài sản riêng của vợ
 
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn là tài sản riêng của vợ, chồng. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 
Như vậy, pháp luật tôn trọng và bảo vệ chệ độ về tài sản của vợ chồng. 
 
Minh Trang
  •  21726
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…