DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tác động của sự kiện bất khả kháng đến bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”, việc các bên giao kết hợp đồng đã làm phát sinh quyền, nghĩa vụ hợp đồng.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại đối với bên có quyền trong hợp đồng.

Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, đây là một ngoại lệ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015.  

Như vậy, sự kiện bất khả kháng là gì? Điều kiện để được xem là sự kiện bất khả kháng? Và tác dụng của nó đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

I. Bồi thường thiệt hại do vi phạm  hợp đồng

Theo Điều 303 Luật Thương mại 2005 thì:

“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”

Đồng thời, Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã liệt kê các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 360 với nội dung: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Như vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại này thì phải hội đủ cả ba điều kiện:

Một là, vi phạm nghĩa vụ ( là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 351 BLDS 2015).

Hai là, có thiệt hại. Cũng có trường hợp một bên không thực hiện đúng hợp đồng nhưng lại không gây thiệt hại, thì đương nhiên không làm phát sinh trách nhiệm bồi thườn thiệt hại.

Ba là, có mối quan hệ nhân quả. Căn cư theo quy định của Luật Thương mại 2005 Bộ luật Dân sự 2015 cũng thể hiện rõ, hành vi không thực hiện đúng hợp đồng phải có trước thiệt hại.

II. Sự kiện bất khả kháng là gì?

Bộ luật Dân sự quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” tại khoản 1 Điều 156. Qua quy định trên để được xem là sự kiện bất khả kháng cần phải đáp ứng 3 điều kiện sau:

Thứ nhất, đây là sự kiện xảy ra một cách khách quan.  Có thể xem mưa, giông,lốc,lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, pha hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật là sự kiện xảy ra một cách khách quan.

Thứ hai, là sự kiện không thể lường trước được.

Thứ ba, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

III. Hệ quả của sự kiện bất khả kháng

Khi nghĩa vụ hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do bất khả kháng  thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015:

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”

Tương tự, BLDS 2015 cũng đã quy định sự kiện bất khả kháng loại trừ trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp cụ thể như:

Khoản 3 Điều 541: “Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”

Khoản 2 Điều 556 quy định Quyền của bên gửi tài sản: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”

Khoản 4 Điều 557 quy định Nghĩa vụ của bên giữ tài sản: “ Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”.

Về phần mình, Luật Thương mại 2005 cũng quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ. Cụ thể tại khoản 1 Điều 294:

 “1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”

  •  1518
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…