DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

SX thuốc bảo vệ thực vật cấm – Pháp nhân vi phạm xử lý ra sao?

Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có hiệu lực từ ngày 25/6/2016.

Trong đó có một nội dung mới đáng chú ý là hành vi vi phạm về sản xuất và buôn bán Thuốc bảo vệ thực vật có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể tại Khoản 7 Điều 24 và Khoản 8 Điều 25 Nghị định đã quy định:

Người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi:

- Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm; Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền 50.000.000 đồng.

-  Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm; Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Điều này chỉ ra rằng nếu vi phạm vượt ngưỡng đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về “tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 155 BLHS (1999).

Tuy nhiên, chỉ còn ít ngày nữa sau khi Nghi định 31 có hiệu lực thì BLHS 2015 sẽ có hiệu lực, theo đó nếu chủ thể có hành vi vi phạm trên là cá nhân thì có thể áp dụng điều 190 BLHS 2015 để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vậy nếu như chủ thể vi phạm là pháp nhân thì sẽ bị xử lý như thế nào khi mà phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại Điều 76 BLHS 2015 không bao gồm hành vi sản xuất, buôn bán thuốc BVTV cấm.

Cả 2 BLHS đều không có quy định xử lý pháp nhân vi phạm về sản xuất, buôn bán thuốc BVTV. Phải chăng khi pháp nhân vi phạm thì không thể khởi tố vụ án hình sự được và áp dụng biện pháp phạt tiền tại Nghị định 31 là 50 triệu đồng.

Không biết quan điểm trên của mình có đúng không, nếu thật sự số tiền phạt là 50 triệu đồng đối với pháp nhân sản xuất, buôn bán thuốc BVTV cấm thì mình cảm thấy chưa thỏa đáng đối với tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm trên. Mong nhận được ý kiến của mọi người để mình có thể hiểu rõ vấn đề này.

 

  •  5131
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…