DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sửa chữa, lan truyền kết quả xét nghiệm giả bị xử lý như thế nào?

Lan truyền kết quả xét nghiệm giả

Sửa chữa, lan truyền kết quả xét nghiệm giả

Một nữ nhân viên y tế tại Đà Nẵng đã cố tình sửa kết quả xét nghiệm y tế của đồng nghiệp rồi gửi cho bạn bè, tuy nhiên sau đó thông tin này bị lan truyền gây hoang mang dư luận và đã bị Sở Y tế đã đề nghị Công an giải quyết. Những người liên quan có thể sẽ bị xử lý ra sao?

>>> 'Nghịch dại' khi sửa kết quả xét nghiệm COVID-19 của đồng nghiệp từ âm tính sang dương tính

Xử phạt hành chính

Nghị định 117/2020/NĐ-CP có các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó:

Trước hết, dù người này có kết quả dương tính hay không, hành vi “Làm lộ tình trạng bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp” sẽ bị xử phạt từ 1-3 triệu đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 38 của Nghị định 117.

Về hành vi sửa kết quả xét nghiệm

Tại Điểm e Khoản 5 Điều 38 Nghị định:

“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

e) Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh;

…”

Đối với quy định này, mình cho rằng kết quả xét nghiệm của người phải kiểm dịch y tế không nằm trong bệnh án (vì thực tế người này chỉ làm một xét nghiệm chứ không đến khám chữa bệnh). Mong bạn đọc cung cấp thêm thông tin về hình thức xử phạt nếu cố tình sửa chửa kết quả xét nghiệm giúp mình!

Về hành vi lan truyền thông tin sai lệch

Dù hành vi cố tình tẩy xóa kết quả xét nghiệm chưa có căn cứ để xử phạt thì người này vẫn phải bị xử phạt việc đưa thông tin sai lệch về người xét nghiệm.

Đối với hành vi này, cả người cố tình làm giả thông tin lẫn người lan truyền thông tin đều sẽ bị xem xét xử phạt, bởi theo Điểm b Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

…”

Trong bài báo, bà T.M đã cố tình sửa kết quả xét nghiệm rồi đưa thông tin cho bạn bè mình – đây cũng có thể coi là một hành vi “thông tin sai sự thật”. Sau đó một người khác trong nhóm này dù biết đây là thông tin giả vẫn lan truyền ra ngoài, người này cũng có thể phải bị xử phạt.

Chịu trách nhiệm hình sự

Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội vu khống như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

…”

Cơ quan điều tra sẽ xác định liệu hành vi của bà T.M có phải vì mục đích gây thiệt hại đến bà A không hay chỉ vì vui đùa để xem xét xử lý hình sự.

Tại Điểm e Khoản 2 Điều này, tình tiết “Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;” ở khung tăng nặng và có thể bị nâng mức phạt tù thành 1-3 năm.

Như vậy, với 2 hành vi làm lộ thông tin người bệnh cung cấp và thông tin sai lệch về bệnh truyền nhiễm nhóm A, người vi phạm có thể bị xử phạt ít nhất 11 triệu đồng.

Trong giai đoạn cả nước đang phải loay hoay với các biện pháp chống dịch, hành vi như trên là rất đáng lên án và cần phải bị trừng trị nghiêm khắc.

Trên đây là quan điểm cá nhân của mình liên quan đến vụ việc nêu trên dựa trên các căn cứ pháp luật đã quy định, các mems có ý kiến khác bổ sung vào topic này nhé!

  •  2381
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…