DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp

"Trợ cấp thôi việc", "Trợ cấp mất việc làm" và "Trợ cấp thất nghiệp" là ba khái niệm mà bất cứ sinh viên luật nào khi nghiên cứu cũng rất dễ nhầm lẫn vì nghe qua thì ba khái niệm này gần giống nhau. Tuy nhiên khi nghiên cứu kĩ sẽ biết nội hàm của chúng là rất khác nhau, hãy cùng tìm hiểu qua bài so sánh dưới đây:

Điểm giống:

- Là mức trợ cấp mà người lao động (NLĐ) nhận được từ người sử dụng lao động (NSDLĐ);

- Được tính dựa trên tiền lương và thời gian làm việc.

- Giúp người lao động trang trải cuộc sống trong thời gian tìm công việc mới

Điểm khác:

 

Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp mất việc

Trợ cấp thất nghiệp

Khái niệm

Là một khoản tiền mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ khi nghỉ việc trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp.            

Là một khoản tiền mà DN phải trả cho NLĐ bị mất việc làm một cách thụ động do DN gây ra, tức khoản tiền bồi thường cho NLĐ do bị chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn mà không phải do lỗi của họ.

Là một khoản tiền mà NLĐ nhận được từ quỹ bảo hiểm quốc gia khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Cơ sở pháp lý

Điều 48 Luật Lao động 2012

Điều 49 Luật Lao động 2012

Điều 49 Luật Việc làm 2013

Điều kiện hưởng

- Do chấm dứt hợp đồng lao động vì nhiều lý do khác nhau (trừ sa thải)

- NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

 

 - Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế làm ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ.

- Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

- NLĐ đã làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong các trường hợp trên, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

 

Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm, đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp tại điểm a,b khoản này.

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ điểm a, b, c , d, e khoản này.

 

Thời gian tính trợ cấp và mức tính trợ cấp

- Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc (khoản 2 Điều 48 Luật Lao động 2012).

- Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc làm (khoản 3 Điều 48 Luật Lao động 2012).

 

- Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc (khoản 2 Điều 49 Luật Lao động 2012).

 

- Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm (khoản 3 Điều 49 Luật Lao động 2012).

 

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

 

 

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho những ai còn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm. Nghiên cứu và ghi nhớ kĩ các quy định này biết đâu một lúc nào đó sẽ có ích cho chúng ta!

  •  66963
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…