DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Vừa qua vụ án Công an Thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố, tạm giam Phạm Minh Hoàng – cán bộ hải quan Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm của Cục hải quan Hà Nội cùng đồng phạm đánh tráo đồ giả, rút ruột ngà voi thật bán gần 3 tỷ đồng để điều tra về hành vi tham ô tài sản vào ngày 8/9/2017 đã tạo được sự quan tâm không nhỏ của dư luận.

Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm về diễn biến vụ việc có nhiều câu hỏi thắc mắc đặt ra tại sao lại khởi tố Hoàng và đồng bọn về tội tham ô tài sản mà không phải là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ??? Bảng so sánh dưới đây hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về hai tội danh này.

- Điểm giống nhau:

     + Cả hai hành vi phạm tội đều xâm phạm đến quyền sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước

+ Cá nhân phạm tội đều là những người có chức vụ, quyền hạn.

+ Đều lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản.

+ Mặt khách quan : đều là tội cấu thành vật chất.

+ Mặt chủ quan : đều là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích tư lợi

 

- Điểm khác nhau:

 

 Tội tham ô

 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài  sản

Khái niệm

 Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn  chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm  quản lý với giá trị từ hai triệu đồng trở lên  hoặc dưới hai triệu đồng.

 Hành vi cố ý dịch chuyển 1 cách trái pháp  luật tài sản của người khác thành tài sản  của mình hoặc cho người khác mà mình  quan tâm bằng thủ đoạn lạm dụng tín  nhiệm có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới  năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu  đồng.

Chủ thể

 Người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời  phải là người có trách nhiệm quản lý đối  với tài sản chiếm đoạt.

  Người đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

Đối tượng  tác động

 Tài sản bị chiếm đoạt do chính người  phạm tội quản lí

 Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản  lí, đó có thể là tài sản của Nhà nước.

Dấu hiệu  phạm tội

 Lơi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm  đoạt, đánh tráo tài sản do mình quản lí  thành tài sản cá nhân, làm mất đi 1 khối  lượng tài sản nhất định của nhà nước hoặc  cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí.

 Lợi dụng lòng tin của người khác để vay,  mượn, thuê tài sản hoặc uy hiếp tinh thần  chủ tài sản buộc họ giao tài sản. Sau đó,  sử dụng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn chiếm  đoạt tài sản vào mục đích bất hợp pháp.

Căn cứ  pháp lý

 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015

 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015

 

Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho những ai còn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm và có cái nhìn rõ hơn về pháp luật!

 

  •  23840
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…