DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh mô hình bảo hiến Pháp, Hoa kỳ và Việt Nam

Điểm chung lớn nhất giữa các mô hình bảo hiến Pháp, Hoa kỳ và Việt Nam nằm ở hoạt động bảo hiến với mục đích: kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân; phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh về thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền…Cơ chế bảo hiến dựa trên sự phù hợp của tình hình hình chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa của mỗi nước.

Điểm khác biệt của mô hình bảo hiến Việt Nam, Pháp, Hoa Kỳ

Cũng chính tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá của mỗi nước khác nhau nên mô hình bảo hiến của Viêt Nam, Pháp, Hoa kỳ có những điểm khác nhau. Những điểm khác biệt đó như sau:

 

Pháp

 

Hoa Kỳ

 

Việt Nam

Mô hình

Bảo hiến tập trung.

Bảo hiến phi tập trung.

Bảo hiến tập trung (giám sát bởi Quốc hội).

Lịch sử hình thành

 

Xuất phát từ toan tính chính trị muốn tăng cường quyền lực của tổng thống và làm suy yếu nghị viện, do đó một cơ quan chuyên trách bảo vệ hiến pháp đó là Hội Đồng Hiến Pháp được thành lập và quy định trong Hiến pháp. Như vậy, cơ sở hình thành bảo hiến cuả Pháp là do hiến pháp quy định và trao cho.

 

Từ án lệ (Từ sau năm 1803 sau vụ án John Marbury chống Madison).

 

Được quy định trong Hiến pháp. Đó là những yếu tố, phương tiện, phương cách, biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, giữ gìn, chống lại mọi sự vi phạm hiến pháp có thể xảy ra.

Chủ thể tiến hành bảo hiến.

 

Hội đồng bảo hiến gồm có thành viên đương nhiên (các cựu tổng thống) và 9 thành viên khác (do Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm).

Vì vậy quyết định của Hội đồng bảo hiến là mang tính ràng buộc.

 

Thẩm quyền trong giám sát việc bảo hiến trao cho hệ thống các cơ quan Tòa án, kể cả Tòa án của các bang và liên bang. Nhưng phán quyết của Tòa án cấp trên có hiệu lực bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới, phán quyết của Tòa án tối cao có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp.

 

Phân công phân nhiệm từ Quốc hội xuống Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao cho đến Hội đồng nhân dân các cấp trong đó Quốc hội giữ vai trò giám sát chính (có sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan Quốc hội và các cơ quan nhà nước cấp cao khác).

Chức năng

 

Hai nhóm nhiệm vụ chính: Cơ chế kiểm soát phòng ngừa đối với việc bảo đảm tính hợp hiến của các đạo luật chưa được ban hành và Kiểm soát phòng ngừa đối với việc phân chia các quyền xây dựng quy phạm giữa luật của Quốc hội và các quy định của cơ quan hành pháp.

 

Xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Tuy nhiên, Tòa án xem xét tính hợp Hiến của một đạo luật khi quy định của đạo luật đó được áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án (Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi Hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng. Tuy nhiên, Tòa án tư pháp không có thẩm quyền hủy bỏ hay tuyên bố đạo luật đó vô hiệu, Tòa án chỉ không áp dụng đạo luật đó trên thực tế).

 

Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước và giám sát tối cao đối với việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Thẩm quyền

 

Tòa án hiến pháp (Hội đồng bảo hiến).

 

Tất cả các Tòa án (Có thẩm quyền chung trong lĩnh vực hiến pháp. Phạm vi đó phụ thuộc vào tính chất của vụ việc được xem xét và trong nhiều trường hợp – vào sự suy xét của toà).

 

Quốc hội

Đánh giá mô hình bảo hiến của Pháp, Hoa Kỳ, Việt Nam

Mô hình bảo hiến ở Hoa Kỳ

Ưu điểm: bảo hiến một cách cụ thể vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể.

Nhược điểm: Giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp nên thủ tục dài dòng; phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới (nếu là phán quyết của Tòa án tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp). Nghĩa là Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù trên thực tế sẽ không được tòa án áp dụng.

Mô hình bảo hiến ở Pháp

Ưu điểm của mô hình là cho phép giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành ngay trước khi văn bản được ban hành nên hạn chế đáng kể số văn bản vi hiến, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Nhược điểm chính của mô hình ở chỗ cơ quan bảo hiến có thể can thiệp quá sâu quy trình lập pháp của nghị viện.

Mô hình bảo hiến ở Việt Nam

Việt Nam chọn theo mô hình bảo hiến tập trung vì các lý do sau đây: Thứ nhất, việc thành lập tổ chức thiết chế bảo vệ hiến pháp phải được quy định công khai tại Hiến pháp; Thứ hai, tổ chức bảo vệ hiến pháp phải vừa có tính tài phán, vừa mang tính chất chính trị ở tầm quốc gia; Thứ ba, tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính khách quan, độc lập và tính chuyên môn hoá cao trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp; Thứ tư, tổ chức bảo vệ hiến pháp chỉ được thành lập ở Trung ương, không thành lập ở địa phương, đảm bảo tính tập trung, hiệu lực, hiệu quả.

Nhược điểm: Hạn chế và làm lu mờ vai trò giám sát tối cao của Quốc hội đồng thời, làm hạn chế, giảm đi tính tối cao, tính hiệu lực của hoạt động đó do cơ chế giám sát quá nhiều chủ thể và tầng nấc. Bên cạnh đó, còn có nhược điểm nữa là chưa phân biệt việc giám sát Hiến pháp với các loại giám sát khác dẫn đến việc giám sát bản thân  Quốc hội còn bỏ ngỏ.

  •  46352
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…