DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh hòa giải tiền tố tụng và hòa giải tại phiên tòa

So sánh hòa giải tiền tố tụng và hòa giải tại phiên tòa

Dưới đây là nội dung so sánh hòa giải tiền tố tụng và hòa giải tại phiên tòa, bạn đọc xem và góp ý giúp mình nhé

Căn cứ:

- Bộ luật tố tụng Dân sự 2015

NỘI DUNG

SO SÁNH

HÒA GIẢI TRƯỚC PHIÊN TÒA

HÒA GIẢI TẠI PHIÊN TÒA

Khái quát

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

 

Thời gian hòa giải

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Căn cứ theo quy định tại BLTTDS 2015 thì việc hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không do Chủ tọa phiên tòa hỏi và được thực hiện trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa (Điều 246, mục 2, Chương XIV BLTTDS 2015).

 

* TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA:

Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi:

- Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải

Nguyên tắc

a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Thành phần tham gia

Thành phần tham gia phiên họp gồm có:

 

a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;

 

b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

 

c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

 

d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động

 

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

 

e) Người phiên dịch (nếu có).

 

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

– Do Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện;

 

– Chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;

 

– Kết quả hòa giải có tính chất bắt buộc thi hành, có giá trị pháp lý.

 

Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm

Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm

Vẫn chịu mức phí sơ thẩm như bình thường

Các quyết định của Tòa án dựa trên kết quả hòa giả

- Trường hợp hòa giải không thành:

tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

- Trường hợp hòa giải thành:

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

Những vụ án dân sự không được hòa giải

 

- Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

 

  •  8468
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…