DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh hiệu lực Hiến pháp Việt Nam - các quốc gia Đông Nam Á

Trong các nền dân chủ hiện đại, Hiến pháp giữ vị trí tối thượng về giá trị pháp lý trong hệ thống pháp luật và được xem là bản “khế ước xã hội” quan trọng giữa nhân dân và nhà nước, thỏa thuận về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của một quốc gia.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã có hiệu lực trên thực tế và được xây dựng từ việc sửa đổi, bổ sung từ Hiến pháp năm 1992 cũng như kế thừa và phát huy từ tinh thần, tư tưởng của bản Hiến pháp năm 1946 do chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số luật gia khác biên soạn.

Trên cơ sở tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, sau đây là bản so sánh tính hiệu lực của Hiến pháp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.

 

Hiến pháp có hiệu lực cao nhất

Sự tuân thủ tuyệt đối của tổ chức, cá nhân

VBPL vi hiến đều phải bãi bỏ

Quy định

Singaprore

X

X

X

Điều 4 Hiến pháp Cộng hòa Singapore

Malaysia

X

X

X

Điều 4.1 Hiến pháp Liên bang Malaysia

Thái Lan

X

X

X

Điều 6 Hiến pháp Vương quốc Thái Lan

 Indonesia

 

 

X

Điều 24C, Hiến pháp Cộng hòa Indonesia  năm 1945, được sửa đổi, bổ sung lần gần  nhất năm 2002.

Philippines

 

 

X

Điều 8, Hiến Pháp Cộng hòa Philippines năm 1987.

Lào

X

 

X

Điều 96. Hiến pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1991, sửa đổi , bổ sung năm 2003

 Myanmar

X

X

 

Điều 449. Hiến pháp Liên bang Myanmar năm 2008

Campuchia

X

X

 

Điều 150, Hiến Pháp Campuchia

Brunei

 

X

 

Điều 84, Hiến pháp Vương quốc  Brunei năm 1959, sửa đổi, bổ sung lần gần nhất năm 2004

Việt Nam

X

X

X

Điều 119, Hiến pháp 2013

 

Nhận xét: từ những tiêu chí trên và quy định cụ thể của từng nước, có thể chia các nước thành 03 nhóm:

-    Nhóm 1 - quy định rõ ràng: Hiến pháp Singaprore, Malaysia, Thái Lan;

-    Nhóm 2 - không quy định trực tiếp, hiểu gián tiếp từ một số quy định: Indonesia và Philippines

-   Nhóm 3 - ghi nhận không rõ ràng: Các nước còn lại.

Việt Nam có thể được xét vào nhóm 1 hoặc nhóm 2.

Mặc dù Hiến pháp Việt Nam có thể được xem là đã đáp ứng 03 tiêu chí về hiệu lực; tuy nhiên, hiện nay, chúng ta vẫn chưa có cơ chế bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp. Cơ chế bảo Hiến sẽ hoạt động như thế nào? Ai có thẩm quyền hủy bỏ các văn bản vi Hiến? Đều là những câu hỏi được đặt ra từ lâu nhưng chưa thật sự được giải quyết.

 

@Nguồn: Bàn về quy định tính hiệu lực của Hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn đối chiếu với Hiến pháp một số quốc gia Đông Nam Á, ThS. Trần Thị Diệu Hương, Đại học Luật - Đại học Huế  

 

  •  6858
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…