DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh "Đoàn phí công đoàn" và "Kinh phí Công đoàn"

"Đoàn phí công đoàn" và "Kinh phí công đoàn" là 02 chế định đặc biệt chung ta hay gặp phải khi đi làm. Thực tế, hai thuật ngữ trên có nhiều điểm khác biệt và dễ gây nhầm lẫn.

 

Bài viết được tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn với mục đích giúp đỡ những ai chưa nắm rõ hai thuật ngữ trên tìm hiểu thêm kiến thức và phân biệt được 02 thuật ngữ.

 

Đoàn Phí công đoàn

Kinh Phí công đoàn

Cơ quan chủ quản

Liên đoàn Lao động Việt Nam

Đối tượng đóng phí

Người lao động Việt Nam là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt tại các công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, xã hội. nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến công đoàn, văn phòng điều hành nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác theo quy định.

Lưu ý: Không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở

Đặc điểm

- Là một phần của tài chính công đoàn.

- “Tiền lương” làm cơ sở đóng đoàn phí công đoàn là tiền lương của người lao động được dùng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội.

- Là một phần của tài chính công đoàn.

- Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn là tổng mức tiền lương của toàn bộ người lao động là đoàn viên.
“Tiền lương” làm cơ sở đóng kinh phí công đoàn là tiền lương của người lao động được dùng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội.

Mức đóng

- Đoàn phí Công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương

- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí. 

Kinh phí Công đoàn do Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng hai phần trăm (2%) quỹ tiền lương của người lao động.

Mục đích

a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;

b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh;

d. Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;

...

Theo Khoản 2, Điều 2, Luật Công đoàn 2012

Phương thức đóng đoàn phí. 

Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng cho công đoàn cơ sở hàng tháng hoặc tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên 

Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.

 Quản lý tiền đoàn phí công đoàn. 

Tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải được ghi chép, phản ảnh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán và báo cáo quyết toán thu, chi tài chính của công đoàn cơ sở. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn 

Kinh phí Công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch. Thực hiện phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của Công đoàn các cấp.

Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch (Ban Thường vụ) Công đoàn các cấp có nhiệm vụ quản lý theo đúng quy định của pháp luật và của tổ chức Công đoàn.

Vi phạm hành chính

Tùy theo từ cơ sở công đoàn mà có hình thức xử lý khác nhau, không có quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật.

Phạt tiền từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động:

- Chậm đóng kinh phí công đoàn. 
- Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định.
- Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt, NSDLĐ phải nộp toàn bộ số tiền chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và tiền lãi.

Cơ sở quy định

Luật Công đoàn 2012

Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Đại hội công đoàn Việt nam lần thứ XI thông qua ngày 30 tháng 7 năm 2013)

Hướng dẫn 258/HD-TLĐ năm 2014 về đóng đoàn phí công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trong bài viết, có sử dụng tư liệu từ bài: Kinh phí công đoàn và những điều người lao động nên biết

  •  21508
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…