DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sáng chế tại nước ngoài có được kinh doanh ở Việt Nam?

Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn luôn là một trong những chính sách được ưu tiên. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, người Việt Nam tại nước ngoài muốn trở về Việt Nam đầu tư kinh doanh.
 
Trong trường hợp sản phẩm đã đăng ký sáng chế tại nước ngoài nhưng cá nhân muốn mang sản phẩm đó về Việt Nam kinh doanh thì được thực hiện thế nào?
 
sang-che-tai-nuoc-ngoai-co-duoc-kinh-doanh-o-viet-nam
 
1. Sản phẩm sáng chế là gì?
 
Hiện hành, quy định cụ thể tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 giải thích sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
 
Điều kiện của một sáng chế phải là giải pháp kỹ thuật và các giải pháp này phải có tính mới, có trình độ sáng tạo và dựa vào bản chất của nó có thể được sản xuất hoặc sử dụng trong bất kỳ ngành công nghiệp nào.
 
2. Sáng chế nước ngoài phải đăng ký bảo hộ
 
Trong trường hợp sáng chế được bảo hộ tại nước ngoài, tuy nhiên để kinh và tránh các rủi ro về tranh chấp sở hữu trí tuệ về sau thì người sở hữu sáng chế phải đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
 
Do đó, nếu muốn sản xuất hay bán sản phẩm này, thì phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam và quyền đó được nhà nước Việt Nam chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ.
 
Việc đăng ký sáng chế đối với sản phẩm theo đó,phải đáp ứng được Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ.
 
(1) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế:
 
- Có tính mới.
 
- Có trình độ sáng tạo.
 
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
 
(2) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích:
 
- Có tính mới.
 
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
 
Khi đáp ứng được các điều kiện trên thì có thể sản xuất, kinh doanh thương mại đối với sản phẩm đó tại Việt Nam. 
 
Trong trường hợp nếu người đăng ký bảo hộ không thể sang Việt Nam để thực hiện hay giám sát có thể uỷ quyền cho cơ quan, người đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện các công việc này.
 
3. Đơn đăng ký sáng chế 
 
Khi đăng ký sáng chế, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về sáng chế thì còn phải đáp ứng được đơn đăng ký sáng chế theo Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
 
Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm:
 
(1) Bản mô tả sáng chế (phần mô tả sáng chế, phạm vi bảo hộ sáng chế).
 
*Điều kiện phần mô tả sáng chế:
 
- Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó.
 
- Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế.
 
- Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
 
*Điều kiện của phạm vi bảo hộ sáng chế: 
 
- Phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế.
 
- Phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ.
 
(2)  Bản tóm tắt sáng chế. 
 
Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.
 
4. Nhượng quyền sử dụng sáng chế
 
Khi người sở hữu sáng chế không đủ điều kiện đăng ký sáng chế hoặc không đủ tiềm lực thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng muốn đưa sản phẩm về Việt Nam kinh doanh thì có thể nhượng quyền sáng chế lại cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
 
Theo đó, tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định nhượng quyền thương mại là việc bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
 
Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
 
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
 
Như vậy, để có thể kinh doanh sản phẩm đăng ký sáng chế tại nước ngoài tại Việt Nam thì người sở hữu phải đăng ký sáng chế lại khi kinh doanh tại Việt Nam. Trường hợp không thể đăng ký sáng chế tại Việt Nam thì người này có thể nhượng quyền cho doanh nghiệp tại Việt Nam để kinh doanh sáng chế đó. 
  •  963
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…