DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sản xuất, mua bán trái phép đồ chơi nguy hiểm?

Thực tế hiện nay có rất nhiều nơi và trang bán hàng đồ chơi nguy hiểm nhưng chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ.
 
Xem ảnh nguồn
 
(Ảnh: Nguồn Internet)
 
Vậy vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào?
 
Thứ nhất, khoản 10 Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017) quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm là “Sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em”. 
 
Như vậy, hành vi sản xuất, kinh doanh đồ chơi có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm.
 
Mặc dù tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014 (được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phục lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017) không quy định về việc cấm hoạt động đầu tư kinh doanh đối với đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tuy nhiên, đây là nhóm hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, do đó, mặt hàng này vẫn bị cấm kinh doanh theo quy định của Luật trẻ em năm 2016
 
Thứ hai, tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) cũng đã có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép đồ chơi nguy hiểm, cụ thể, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép đồ chơi nguy hiểm (quy định tại điểm d khoản 4 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).
 
Ngoài ra, hành vi vi phạm này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
 
Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, hành vi sản xuất, mua, bán trái phép đồ chơi nguy hiểm là trái pháp luật và bị xử phạt theo quy định
  •  1073
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…