DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sa thải lao động bằng lời nói

Trường hợp người lao động làm ở những mô hình đơn vị, địa điểm không đăng ký kinh doanh thì người sử dụng lao động có được sa thải người lao động bằng lời nói hay không? Ví dụ như là tiệm cắt tóc nhỏ lẻ, mấy quán nước hành rong ngoài đường.
 
Hình thức giao kết hợp đồng lao động với cá nhân
 
Theo Điều 3 Bộ Luật lao động 2019 có định nghĩa thì Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, trường hợp cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận thì vẫn xem là người sử dụng lao động kéo theo cá nhân này có thể giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
 
Lúc này, hình thức giao kết hợp đồng lao động được nêu tại Điều 14 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
 
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản;
 
- Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản;
 
- Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng (trừ một số trường hợp đặc thù).
 
Căn cứ theo nội dung trên, có thể thấy rằng chỉ khi giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì mới có thể bằng hình thức lời nói. Còn nếu không, các bên sẽ phải giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua phương thức điện tử.
 
Xử lý kỷ luật sa thải ngay bằng lời nói
 
Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động, tuy nhiên việc áp dụng xử lý kỷ luật cần nhiều điều kiện khác nhau chứu không phải theo nhu cầu, ý muốn của cá nhân người sử dụng lao động được. Tại Điều 127 Bộ Luật lao động 2019 nêu rõ các hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:
 
- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
 
- Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
 
- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
 
Dựa theo nội dung trên, có thể thấy để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì cần phải được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết (phù hợp với quy định lao động). Tức là khi muốn sa thải sẽ phải tiến hành trình tự xử lý kỷ luật cụ thể, thuộc các trường hợp được áp dụng hình thức sa thải được nêu các trường hợp đó trong nội quy hoặc hợp đồng lao động.
 
Trường hợp không có nội quy mà chỉ cần ghi trong hợp đồng lao động áp dụng theo Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP khi cá nhân sử dụng dưới 10 người lao động.
 
Từ các quy định đã dẫn chiếu nêu trên, có thể thấy rằng việc sa thải bằng lời nói thì sẽ không đúng quy định của pháp luật. Nếu cá nhân chủ quán kinh doanh nhỏ lẻ áp dụng thì sẽ rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, phải bồi thường theo quy định. Bên cạnh đó còn có rủi ro bị cơ quan nhà nước xử phạt đối với hành vi không giao kết Hợp đồng lao động bằng văn bản.
 
Tuy nhiên, trên là về mặt quy định, còn thực tế đối với các trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, thuê mướn lao động phổ thông, ngắn hạn, thời vụ thì rất khó để cơ quan nhà nước quản lý và xử lý. Cá nhân lao động nếu muốn đảm bảo quyền lợi của mình thì hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa kèm theo các hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh quan điểm của mình.
  •  173
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…