DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Rời chức Thủ tướng sang làm Chủ tịch nước: Quyền lực của Ông Nguyễn xuân phúc thay đổi ra sao?

Thủ tướng và Chủ tịch nước - Minh họa

Theo nhiều người, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng rời khỏi vị trí Chủ tịch nước, người tiếp theo lên thay ông sẽ là nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Giả sử điều đó xảy ra, một người thay đổi vị trí từ Thủ tướng sang vị trí Chủ tịch nước sẽ thay đổi quyền lực ra sao? Mời tham khảo những thông tin sau đây!

1. Chuyển từ người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước sang người đứng đầu nhà nước

Về cơ bản, hệ thống Nhà nước Việt Nam gồm có:

- Quốc hội

- Chính phủ (cơ quan hành chính nhà nước)

- TAND Tối cao

- VKSND Tối cao

- Tổ chức bộ máy cấp địa phương

Trong đó, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ (Điều 4 Luật Tổ chức chính phủ), còn Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho cả đất nước về đối nội và đối ngoại (Điều 86 Hiến pháp 2013). Như vậy, có thể hiểu khi trở thành Chủ tịch nước, vai trò đại diện của ông Nguyễn Xuân Phúc rộng hơn.

2. Chủ tịch nước đóng vai trò quyết định ai là Thủ tướng

Theo Điều 87 Hiến pháp, Chủ tịch nước sẽ do Quốc hội bầu trong số Đại biểu Quốc hội.

Kế đó, Khoản 2 Điều 4 Luật tổ chức chính phủ 2015 quy định:

“1. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.”

Điều này có nghĩa, việc quyết định ai sẽ là Thủ tướng Chính phủ cần có sự đề nghị của Chủ tịch nước, đó là điểm khác biệt tiếp theo về quyền hạn của 2 vị trí này.

3. Vai trò trong việc xây dựng hệ thống chính sách, tổ chức thi hành pháp luật

Nói về vai trò của Chủ tịch nước và Thủ tướng đối với việc xây dựng các chế định pháp luật, thi hành pháp luật, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt rất lớn:

Theo Khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức chính phủ 2015, nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong việc Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí bao gồm:

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các văn bản pháp luật và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các thành viên Chính phủ; quyết định các vấn đề khi còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

- Lãnh đạo việc thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của bộ máy nhà nước và các hoạt động kinh tế - xã hội;

- Lãnh đạo, chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật và các chương trình, kế hoạch, chiến lược của Chính phủ trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh;

- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra, Thủ tướng còn phải lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia.

Đối với Chủ tịch nước, Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp chỉ quy định ngắn gọn:

“Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất

…”

Điều này cho thấy Chủ tịch nước chỉ tác động lên các chính sách pháp luật của đất nước bằng việc Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh, tức khâu cuối cùng của việc ban hành văn bản Luật!

Mời bạn đọc góp ý những thay đổi khác về quyền lực của ông Nguyễn Xuân Phúc sau khi chuyển sang vai trò Chủ tịch nước!

  •  1517
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…