DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn như thế nào?

Vừa qua vụ đứa bé 10 tuổi gặp tai nạn lọt trụ bê-tông công dài 35m của một công trình tại tỉnh Đồng Tháp đã làm người dân cả nước không khỏi bàng hoàng, đau xót. 
 
Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ có sự phối hợp  nhiều lực lượng chức năng chuyên ngành từ quốc phòng, cảnh sát, các chuyên gia được bộ xây dựng, bộ GTVT cử đến để hỗ trợ giải cứu đứa bé.
 
cach-xac-dinh-mot-nguoi-da-chet-do-gap-tai-nan-nhu-the-nao
 
Sau 04 ngày liên tục hoạt động ngày đêm để sớm đưa đứa bé trở về bằng nhiều biện pháp khác nhau cũng như gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, trang thiết bị, nguồn lực. 
 
Đến ngày 04/1/2023 qua đánh giá tổng hợp của nhiều chuyên gia tại đó dù chưa tìm được xác của đứa bé nhưng đã có thể xác định đứa bé 10 tuổi đã không còn sống. Vậy, quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn được quy định ra sao?
 
1. Đơn vị cứu hộ, cứu nạn có được xác định một người đã chết?
 
Sau khi phối hợp với nhiều đơn vị, cơ quan có chuyên môn trong việc cứu nạn thì người người chỉ huy thuộc đơn vị cứu hộ, cứu nạn phải thông báo tình hình cho lãnh đạo địa phương về công tác giải cứu đứa bé.
 
Như chúng ta đã biết đứa bé đã được xác định đã chết dù chưa tìm được thi thể và được thông báo đến báo chí, cơ quan truyền thông về việc này. Theo đó tại Điều 17 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có quy định người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ được thực hiện các hoạt động sau:
 
- Tổ chức và chỉ huy lực lượng cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường.
 
- Thành lập Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy.
 
- Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền; quyết định và tổ chức thực hiện phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật, di chuyển phương tiện, tài sản; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp.
 
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến, kết quả cứu nạn, cứu hộ.
 
- Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ cứu nạn, cứu hộ.
 
- Quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
 
- Tổ chức rút kinh nghiệm công tác cứu nạn, cứu hộ; cung cấp thông tin về sự cố, tai nạn và hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
 
Theo đó, người đứng đầu của đơn vị cứu nạn, cứu hộ hoặc lãnh đạo Ban Chỉ huy có nhiệm vụ thông tin về sự cố, tai nạn qua công tác thực hiện. Theo đó, với thông tin từ người đứng đầu công tác cứu hộ cho biết đứa bé đã chết dù chưa lấy được thi thể là một phần của nhiệm vụ thông tin công việc chứ chưa hẳn là kết luận cuối cùng là cho biết người đó đã chết.
 
2. Khi nào một người được xem là đã chết?
 
Một người có thể được xem là đã chết về mặt pháp lý tức là về mặt giấy tờ được xem là đã chết do cơ quan có thẩm quyền tuyên bố và ghi nhận vào dữ liệu hộ tịch của địa phương cư trú. Đối với vụ việc đứa bé 10 tuổi nếu xảy ra trường hợp xấu nhất như tiên lượng của nhiều chuyên gia và người có thẩm quyền thông báo thì có thể xác định đã chết khi thuộc một trong các trường hợp sau:
 
2.1 Trường hợp tìm được thi thể của người gặp nạn
 
Trong trường hợp giả xử đã tìm được thi thể đứa bé và được cơ quan pháp y thực hiện khám nghiệm để xác định mức độ thương tật, nguyên nhân dẫn đến tử vong và những thủ tục khác cho cơ quan điều tra, qua đó cũng là căn cứ để người thân của đứa bé làm giấy khai tử.
 
Cụ thể theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 khi một người đã được xác định chết thì nhân thân của người đó đến UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong vòng 15 ngày kể từ ngày xác định người đó đã qua đời. 
 
Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
 
Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
 
2.2 Trường hợp không tìm được thi thể của người gặp nạn
 
Trường hợp xấu nhất không thể tìm được thi thể của người gặp nạn thì thân của người gặp nạn sẽ phải làm thủ tục tuyên bố chết tại tòa án theo Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 khi rơi vào các trường hợp sau:
 
- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
 
- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
 
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 
- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Hình sự.
 
Căn cứ vào các trường hợp quy định như trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
 
Khi đã có quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
 
Như vậy, trường hợp một người gặp nạn như vụ việc đứa bé 10 tuổi mắc kẹt trong trụ bê-tông đã được thông cáo báo chí là đã chết, thông qua điều tra ban đầu chỉ là nhiệm vụ xác định về lý thuyết chứ chưa thể xem là đã chết về mặt pháp lý. Để một người được xem là chết về mặt pháp lý phải được đăng ký khai tử tại UBND xã hoặc được Tòa án ra quyết định tuyên bố chết.
  •  968
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…