DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy trình, thủ tục và hồ sơ thành lập doanh nghiệp năm 2023

https://taocongty.com/quy-trinh-thu-tuc-va-ho-so-thanh-lap-doanh-nghiep-nam-2023/

Để bắt đầu một hành trình khởi nghiệp việc thành lập công ty hay nói cách khác là thành lập doanh nghiệp là một điều tất yếu.

Vậy khi muốn thành lập công ty chúng ta cần chuẩn bị những gì và quy trình cũng như trình tự thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào?, bài viết này sẽ là câu trả lời tốt nhất cho bạn đọc quan tâm đến làm thế nào để thành lập công ty từ năm 2023 trở đi.

Theo quy định của của Luật Doanh nghiệp 2020, để thực hiện thành lập công ty, chúng ta cần thực hiện trình tự các bước như sau:

 

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Muốn thành lập một công ty chúng ta cần phải chọn một loại hình công ty phù hợp với nhu cầu mà mình mong muốn, mỗi loại hình công ty sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm riêng.

Để kể đến những loại hình doanh nghiệp phổ biến ta ta có thể nói tới những loại hình sau đây:

– Công ty TNHH 1 thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên)

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)

– Công ty cổ phần

Tuy không phổ biến như những loại hình nêu trên, nhưng cũng không thể kể đến những loại hình công ty sau:

– Công ty hợp danh

– Doanh nghiệp tư nhân

Trong bài viết này, chúng ta chỉ phân tích làm thế nào để thành lập các loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay, đối với loại hình khác bạn đọc có thể tham khảo thêm tại những bài viết khác.

2. Chuẩn bị thông tin và soạn hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được một loại hình phù hợp để thành lập công ty, bước kế tiếp chúng ta bắt đầu tiến hành chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành lập công ty.

Để soạn được một bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty hoàn chỉnh chúng ta cần chuẩn bị những thông tin cần thiết

2.1. Chuẩn bị thông tin để thành lập công ty

Để đăng ký thành lập công ty cần chuẩn bị những thông tin cần thiết như:

a, Tên doanh nghiệp: Đây sẽ là tên dành cho công ty của bạn, việc đặt tên công ty không được trùng hoặc gây ra sự nhầm lẫn với tên của một công ty khác. Việc khác loại hình công ty nhưng tên vẫn trùng hoặc gây ra sự nhầm lẫn thì tên công ty đó vẫn không hợp lệ. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng xem qua hai ví dụ về tên công ty trùng nhau và tên công ty gây nhầm lẫn:

– Ví dụ về trùng tên công ty: Tên công ty bạn muốn đặt là “Công ty TNHH ABC” nhưng trước đó đã có một công ty khác thành lập và lấy tên công ty là “Công ty TNHH ABC” hoặc “Công ty cổ phần ABC”

– Ví dụ về tên công ty gây nhầm lẫn: Tên công ty bạn muốn đặt là “Công ty TNHH Hạnh Phúc” nhưng trước đó đã có một công ty khác thành lập và lấy tên công ty là “Công ty TNHH Hạnh Phúc 1” hoặc “Công ty cổ phần Hạnh Phúc 1”

– Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo quy định về tên doanh nghiệp trùng và tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 hoặc tham khảo thêm bài viết về thế nào là tên doanh nghiệp trùng và tên doanh nghiệp dễ gây nhầm lẫn.

b, Thông tin về địa chỉ trụ sở chính: Địa chỉ phải phù hợp với quy định của pháp luật để được sử dụng làm trụ sở công ty. Theo quy định không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể. Trường hợp đặt trụ sở chính của công ty tại tòa nhà chung cư có một số tầng có chức năng làm văn phòng thì cần cung cấp thêm quyết định xây dựng hoặc giấy phép xây dựng để chứng minh rằng nơi đặt địa chỉ trụ sở chính có chức năng làm văn phòng kinh doanh.

c, Số điện thoại của công ty: Hiện nay mọi thông tin đều được cơ quan quản lý quản lý trên hệ thống kỹ thuật số do đó số điện thoại liên lạc là một điều bắt buộc. Vậy nên chúng ta cần chuẩn bị một số điện thoại cho công ty.

d, Vốn điều lệ doanh nghiệp: Vốn điều lệ của công ty phải được thực hiện góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, quý vị cân nhắc mức góp vốn để đăng ký số vốn điều lệ phù hợp (vốn điều lệ của doanh nghiệp có thể được góp bằng tiền hoặc những tài sản khác phù hợp với quy định của pháp luật).

e, Thông tin người sáng lập doanh nghiệp: Tùy theo mỗi một loại hình khác nhau, thông tin người sáng lập công ty cũng được gọi theo cách khác nhau, nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì sáng lập được gọi là chủ sở hữu doanh nghiệp, hai thành viên trở lên thì được gọi là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và công ty cổ phần được gọi là cổ đông công ty. Thông tin của những người sáng lập gồm những thông tin được ghi trên giấy tờ pháp lý cá nhân đối với sáng lập là cá nhân (CMND – chứng minh nhân dân / CCCD – thẻ căn cước công dân / Hộ chiếu) / Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy CN ĐKDN) đối với sáng lập là tổ chức.

f, Thông tin về vốn điều lệ và vốn góp: Chúng ta cần xác định được vốn điều lệ của công ty và vốn góp của chủ sở hữu (đối với loại hình công ty TNHH một thành viên) hoặc vốn góp của các thành viên sáng lập công ty (đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên) hoặc vốn góp của các cổ đông công ty (đối với loại hình công ty cổ phần).

g, Thông tin người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp (đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông sáng lập công ty là tổ chức): Thông tin của người đại diện theo ủy quyền bao gồm những thông tin được ghi trên thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu

h, Thông tin người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp: Thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty bao gồm những thông tin được ghi trên thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu

Trên đây là những thông tin thiết yếu để thành lập công ty. Sau khi đã chuẩn bị xong những thông tin nêu trên, chúng ta tiến hành soạn hồ sơ thành lập công ty năm 2022 trở đi

2.2. Soạn hồ sơ

Dựa vào những thông tin đã chuẩn bị tại Mục 2.1, chúng ta tiến hành soạn hồ sơ thành lập công ty. Hiện nay taocongty.com đang áp dụng hệ thống soạn hồ sơ vFill hoàn toàn miễn phí dành cho tất cả mọi người, hãy thử trải nghiệm và góp ý cho chúng tôi.

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

a, Thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chúng ta cần soạn các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị

– Điều lệ công ty

– Bản sao chứng thực một trong các tài liệu:

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

– Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp ủy quyền chúng tôi thực hiện (tham khảo dịch vụ ủy quyền)

> Nên xem: Tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên.

b, Thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Để đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chúng ta cần soạn các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị 

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên công ty

– Bản sao chứng thực một trong các tài liệu:

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

– Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp ủy quyền chúng tôi thực hiện (tham khảo dịch vụ ủy quyền)

> Nên xem: Tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.

c, Thành phần hồ sơ thành lâp công ty cổ phần:

Để đăng ký thành lập công ty cổ phần chúng ta cần soạn các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị

– Điều lệ công ty

– Danh sách cổ đông sáng lập

– Bản sao chứng thực một trong các tài liệu:

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông công ty

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

– Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp ủy quyền chúng tôi thực hiện (tham khảo dịch vụ ủy quyền)

> Nên xem: Tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần

3. Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã hoàn thành bước soạn hồ sơ thành lập công ty, chúng ta tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay việc thực hiện thành lập công ty phải được thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến (nộp hồ sơ thành lập công ty online qua mạng) tại địa chỉ: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ (Bạn đọc có thể tham khảo bài viết hướng dẫn nộp hồ sơ online của chúng tôi)

4. Thời hạn trả kết quả thành lập công ty

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5. Khắc dấu pháp nhân của công ty

Hiện nay sau khi khắc dấu cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty tự quản lý con dấu mà không phải thực hiện thủ tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Trừ trường hợp các loại hình kinh doanh đặc thù con dấu do cơ quan công an cấp.

Hiện nay công ty có quyền khắc nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các con dấu của doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã số doanh nghiệp.

Tham khảo thêm tại taocongty.com

  •  1194
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…